Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Thứ sáu - 07/07/2023 10:04
(CTTĐTBP) - Ngày 7/7, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 216/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục. 

UBND tỉnh yêu cầu bảo đảm đến năm 2025 huy động ít nhất 15% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ; 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2030 huy động được ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có trên 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi.

Đối với giáo viên, đến năm 2025 có 90% giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề tăng cường tiếng Việt, tiếng DTTS (tiếng mẹ đẻ của trẻ). Đến năm 2030 có 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên đề tăng cường tiếng Việt, tiếng DTTS (tiếng mẹ đẻ của trẻ); phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

Đối với cơ sở GDMN, đến năm 2030 phấn đấu không còn tình trạng thiếu phòng học; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp về tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn, tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở GDMN vùng khó khăn. Đề xuất xây dựng bổ sung chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (đối tượng trẻ em nhà trẻ). Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ thuộc vùng khó khăn. Thực hiện chính sách đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển và tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ giáo viên mầm non là người địa phương dạy trẻ em người DTTS; thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn.

Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý, triển khai Chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người DTTS, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp; tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm. 

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho GDMN nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GDMN cho các trường, lớp mầm non thuộc vùng khó khăn./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập956
  • Hôm nay592,646
  • Tháng hiện tại18,414,982
  • Tổng lượt truy cập478,307,669
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây