Khoáng sản ở Bình Phước

Thứ tư - 29/11/2017 16:16
(CTTĐTBP) - Khoáng sản ở Bình Phước tương đối phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình, nguồn gốc.
Ban do khoang san
Bản đồ địa chất, khoảng sản tỉnh Bình Phước. Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước.
 
Theo báo cáo điều tra tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Phước do Liên đoàn Địa chất bản đồ miền Nam thực hiện năm 2000, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa với 20 loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: Vật liệu xây dựng, kim loại, phi kim loại và nhóm nguyên liệu. Trong đó, nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), kaolin, đá vôi... là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu vùng phía Tây và một ít ở trung tâm.

Địa chí Bình Phước cũng thông tin sơ lược: Khoáng sản chủ yếu trên  địa bàn tỉnh là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và một số khoáng sản có giá trị công nghiệp như đá vôi, bauxit, puzơlan,  kaolin... Trong đó, đá vôi đang được khai thác làm xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Tỉnh đang tiến hành xây dựng một số nhà máy sản xuất xi măng như: Nhà máy Tà Thiết với công suất 2 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng An Phú công suất 4 triệu tấn/năm. Trong tương lai, với trữ lượng đá vôi lớn, Bình Phước có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp hóa chất: Sản xuất carbonat, natri, bicarbonat, natrium, carbua, calci, xút và làm phân bón cho đồng ruộng cải tạo đất.

Đá bazan có công dụng làm chất kết dính phụ gia cho xi măng mác thấp trong xây dựng. Đá anderit do bị nứt nẻ nhiều nên chỉ sử dụng rải đường và đổ bê tông xây dựng. Cát, cuội, sỏi được tạo thành do trầm tích, thành phần thạch anh lớn nên cát, cuội, sỏi của Bình Phước cấu trúc hạt to, cứng, có giá trị xây dựng tốt.

Sét gạch ngói có nguồn gốc chủ yếu từ đá phong hóa, một phần do trầm tích. Độ kháng nén sau khi nung nóng đạt yêu cầu sản xuất gạch, ngói.  Kết hợp với nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tiêu thụ lớn, sét phong hóa và sét trầm tích (nguyên liệu) sẽ đưa ngành sản xuất gạch, ngói của  Bình Phước phát triển mạnh trong tương lai.

Từ lâu người dân địa phương đã khai thác đá laterit (đá ong) để xây lăng mộ, rải đường. Ngoài ra, đá ong còn dùng làm gạch không nung để xây nhà. Sỏi đỏ là vật liệu quan trọng trong việc xây dựng công trình giao  thông (đường), san lấp mặt bằng xây nhà và các công trình khác. Với giá trị dùng làm nguyên liệu gốm sứ thô và chất độn, có thể tạo ra nhiều sản phẩm có công dụng cho tất cả mọi gia đình từ nguyên liệu này như: Bình gốm, chén đĩa và các mặt hàng xuất khẩu khác, kaolinit và sét gốm sứ mở ra triển vọng cho ngành tiểu thủ công nghiệp của Bình Phước.

Có thể thấy tiềm năng khoáng sản tỉnh Bình Phước không lớn, tuy nhiên cũng có một loại khoáng sản phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế như sét gạch ngói, cát, đá, có trữ lượng khá lớn. Khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là đá vôi dùng để sản xuất xi măng, laterit và puzơlan làm phụ gia xi măng, sét đồi và các mỏ sét trầm tích để sản xuất gạch. Sét dùng cho sản xuất xi măng và gạch không nung. Trong tương lai (sau năm 2020), khu vực Đức Bổn (huyện Bù Đăng) sẽ tổ chức khai thác quặng nhôm.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung khai thác, sản xuất một số loại sản phẩm chính là quặng bôxít nhôm (có ở huyện Bù Đăng và Bù  Gia Mập, trữ lượng khoảng 254 triệu tấn), Puzơlan phụ gia cho sản xuất xi măng, đá các loại khoảng 500 ngàn m3/năm, gạch ngói nung 50-60 triệu viên/năm và cát xây dựng khoảng 500 ngàn m3/năm phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh./.

Tác giả: Thế Sơn (t/h)

Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,048
  • Hôm nay33,449
  • Tháng hiện tại9,809,529
  • Tổng lượt truy cập493,672,967
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây