Xuất hiện rệp vảy gây hại trên cây cao su

Thứ sáu - 30/05/2014 17:14 1945
(CTTĐTBP) - Ngày 29/5, ông Nguyễn Đình Hà - Phó Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh, cho biết Chi cục đã có khuyến cáo nông dân về hiện tượng đáng lo ngại khi cây cao su trên địa bàn tỉnh bị nhiễm rệp vảy.
  

Theo Chi cục TT&BVTV tỉnh, cao su là cây công nghiệp dài ngày, mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Để cây cao su cho năng suất và chất lượng mủ cao thì việc phòng trừ sâu bệnh hại là rất quan trọng. Ở thời điểm hiện tại, điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và gây hại, trong đó có rệp vảy. Đây là đối tượng gây hại khá nguy hiểm nếu người trồng cao su không phát hiện và phòng trừ kịp thời. Rệp vảy phát triển rất nhanh và có thể tồn tại trên cây trồng một thời gian dài, khi có điều kiện thuận lợi như nắng, mưa thất thường, nhiệt độ tăng cao sẽ bùng phát mạnh, gây hại trên cây cao su. Rệp gây hại tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành; chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 ha cao su bị nhiễm rệp vảy, chủ yếu ở xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, trong đó có 135 ha bị nhiễm ở mức độ nặng, có thể lây lan rất nhanh sang nhiều địa bàn khác. Rệp xuất hiện trên cả diện tích cao su vườn ươm, vườn nhân, kiến thiết cơ bản và thời kỳ đang khai thác. Tuy nhiên, không ít hộ trồng cao su tiểu điền chưa quan tâm đến sự gây hại của rệp vảy, một số hộ chưa biết nên sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nào để phòng trừ đối tượng này.
 
Để chủ động phát hiện, phòng trừ ngăn chặn sự lây lan của rệp vảy hại cao su, Chi cục TT&BVTV tỉnh đề nghị Trạm TT&BVTV ở 10 huyện, thị khẩn trương triển khai thực hiện một số biện pháp ngăn chặn sự lây lan của rệp vảy. Các trạm sớm tổ chức điều tra và báo cáo số liệu về Chi cục TT&BVTV tỉnh. Bên cạnh đó, nông dân khi phát hiện cao su của vườn nhà bị rệp vảy gây hại cần sử dụng một số loại thuốc hóa học chứa các hoạt chất như: Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC), Esfenvalerate(Sumi-Alpha 5EC), Abamectin (Ababetter 5EC)... phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày. Với những vườn bị nặng thì cắt và tiêu hủy những cành, cây đã bị khô, tránh tình trạng khi cây bị thiệt hại nặng mới phòng trừ. Cùng với đó, bà con nông dân vệ sinh vườn, không bón thừa đạm để hạn chế sự gia tăng của mật độ rệp vảy. Các chủ vườn cao su có thể dùng bả Protein để tiêu diệt kiến, tránh lây lan diện rộng do sự cộng sinh của kiến./.
 Nguyễn Văn Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập804
  • Hôm nay111,539
  • Tháng hiện tại5,284,303
  • Tổng lượt truy cập412,026,157
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây