Thực hiện chính sách thai sản cho phụ nữ nông thôn

Chủ nhật - 06/03/2016 16:59
(CTTĐTBP) - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Nguyễn Thị Hương Giang cho biết: Trong năm 2015, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp Hội LHPN huyện Hớn Quản, Bù Gia Mập tiến hành khảo sát chính sách thai sản đối với phụ nữ nông thôn trên địa bàn 2 huyện.
 
Trong đợt khảo sát này, tổ khảo sát đã tiến hành khảo sát 4 xã: Thanh An, An Khương (Hớn Quản); Đắk Ơ, Phú Nghĩa (Bù Gia Mập) với 407 phụ nữ liên quan đến các nội dung triển khai thực hiện, giải quyết các chế độ thai sản cho phụ nữ nông thôn. Các chế độ, chính sách được khảo sát liên quan đến những quy định trong Bộ Luật lao động năm 2012 về chế độ thai sản cho lao động nữ; những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới được áp dụng về chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2014;  quy định đối tượng hỗ trợ bảo hiểm y tế (BHYT) khám thai định kỳ và sinh con đối với đối tượng nghèo, cận nghèo theo Luật BHYT; tình hình thực thi Luật bình đẳng giới năm 2016.
 
 

Nhiều chị vừa làm việc nhà vừa chăm con, không có người hỗ trợ, giúp đỡ. Ảnh mang tính chất minh họa.

 

Qua khảo sát, Hội LHPN tỉnh đánh giá 2 huyện này đều đảm bảo 100% phụ nữ nông thôn trong độ tuổi sinh đẻ được hưởng chế độ thai sản, khám chữa bệnh BHYT, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Đặc biệt, hai huyện còn quan tâm thực hiện tốt chính sách BHYT về thai sản cho đối tượng phụ nữ nông thôn nghèo, cận nghèo, dân tộc. Phần lớn chị em được khảo sát đều cho rằng những lợi ích từ các chính sách hỗ trợ thai sản của nhà nước dành cho phụ nữ nông thôn đã tác động tích cực đến đời sống của họ.
 
Bà Nguyễn Thị Hương Giang vui mừng cho biết thêm: Kết quả khảo sát còn cho thấy các chị em đều sinh con đúng chính sách dân số, chỉ có một số ít sinh con thứ ba. Khi mang thai, hầu hết chị em phụ nữ đều đi khám thai định kỳ ở trạm y tế xã; một số chị em có điều kiện kinh tế chọn khám ở trung tâm y tế huyện, thị xã; rất ít trường hợp khám ở phòng khám tư và tuyến cao hơn.
 
Tuy nhiên, có một thực tế khách quan còn bất cập là đời sống của chị em phụ nữ nông thôn còn khó khăn, do đó chị em không nghỉ hết thời gian hậu sản (6 tháng) theo quy định của Bộ Luật lao động. Có chị vì hoàn cảnh gia đình nên khi con được 1 tháng tuổi đã phải đi làm rẫy, làm công việc nhà. Nhiều chị vừa làm việc nhà vừa chăm con, không có người hỗ trợ, giúp đỡ. Trẻ sau sinh chủ yếu bú sữa mẹ và cho ăn theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, chứ không có điều kiện và chế độ chăm sóc riêng theo từng tháng tuổi./.
 

 

Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay456,512
  • Tháng hiện tại8,059,285
  • Tổng lượt truy cập453,454,407
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây