Tham dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Văn Trăm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê Văn Châu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo thị xã Đồng Xoài; các mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang và 104 cán bộ, chiến sĩ từng tham gia chiến đấu tại Đồng Xoài.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa danh chiến thắng Đồng Xoài cho lãnh đạo thị xã.
Trong bài diễn văn khai mạc, Bí thư Thị ủy Đồng Xoài Trần Tuệ Hiền đã ôn lại thời khắc lịch sử cách đây 50 năm, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã phối hợp các đơn vị bộ đội chủ lực làm nên chiến thắng Đồng Xoài năm xưa. Ngày 9/6/1965, khi nắm chắc được tình hình của địch, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định mở chiến dịch tiêu diệt Chi khu quân sự Đồng Xoài quy mô tác chiến cấp trung đoàn, với phương châm chiến dịch “đánh chắc thắng, tiêu diệt gọn”.
Căn cứ nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, Trung ương Cục miền Nam đã giao cho Trung đoàn 2 bộ binh nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Chi khu quân sự Đồng Xoài, nơi mà chính quyền Miền Nam Cộng hoà cho là “bất khả xâm phạm”. Đêm ngày 9/6/1965, bộ đội Trung đoàn 2 và các đơn vị phối hợp được lệnh hành quân chiếm lĩnh trận
|
Chiến thắng Đồng Xoài là một trong những trận đánh then chốt của chiến dịch Đồng Xoài. Không chỉ đánh dấu bước phát triển mới về phương pháp tác chiến “đánh điểm, diệt viện” tiêu diệt nhiều sinh lực địch trên nhiều yếu địa, mà chiến thắng Đồng Xoài còn có ý nghĩa rất quan trọng, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta, bất lợi cho địch, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ. Thắng lợi đó còn là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của mảnh đất Đồng Xoài, là kết quả của tinh thần đấu tranh anh dũng, mưu trí; thể hiện sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng trung thành tuyệt đối và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các lực lượng vũ trang nhân dân. Chiến thắng Đồng Xoài còn thể hiện sức mạnh truyền thống bất khuất, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng của người dân Đồng Xoài dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và ngày 9/6 lịch sử ấy, đã trở thành ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Đồng Xoài.
Bí thư Thị ủy Đồng Xoài Trần Tuệ Hiền
|
|
địa. Kết quả đã tiêu diệt 608 tên địch; 4 đại đội biệt kích, 1 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ, 1 trung đội pháo 105 ly, 1 trung đội cảnh sát và 1 chi đội xe cơ giới; bắn rơi 7 máy bay, thu 148 khẩu súng các loại, gần 2 vạn viên đạn.
Qua 50 năm vừa chiến đấu vừa khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt qua 15 năm thành lập thị xã, Đảng bộ và nhân dân thị xã Đồng Xoài có nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Ngày 1/1/2000, thị xã Đồng Xoài chính thức đi vào hoạt động và trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Phước. Đặc biệt vào tháng 12/2014, thị xã Đồng Xoài vinh dự và tự hào được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh.
Về phát triển kinh tế, thị xã có mức tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, giai đoạn 2000 - 2005 đạt 13,3%, giai đoạn 2006 - 2014 đạt 15 - 16,8%; quy mô kinh tế năm 2014 gấp 27 lần năm 2000. Thu ngân sách năm 2014 của thị xã đạt 540,960 tỷ đồng, gấp 30 lần so với năm 2000. Đời sống nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,4 triệu/năm, tăng 15,4 lần so năm 2000. Về văn hóa - xã hội, đến nay toàn thị xã có 35 trường công lập, 4 trường tư thục, tăng 24 trường so với năm 2000. Số bác sĩ/vạn dân đạt 1,8 bác sĩ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 852 hộ năm 2000 xuống còn 281 hộ năm 2014.
Với những thành tích đạt được trong 15 năm qua, thị xã Đồng Xoài đã được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì, ba; 23 bằng khen do Tỉnh ủy, UBND tỉnh tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhân dịp lễ kỷ niệm, thị xã Đồng Xoài đã công bố bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đối với địa danh “chiến thắng Đồng Xoài”./.
Hữu Dụng