Kết quả phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 08/06/2015 12:53
(CTTĐTBP) - Trong những năm qua, tình hình bệnh dại trên động vật tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện ổ dịch bệnh dại trên chó tại xã Lộc Thịnh, Lộc Ninh, Chi cục Chăn nuôi-Thú y đã phối hợp cơ quan Y tế, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp cần thiết, kịp thời khống chế ổ dịch không để dịch xảy ra cho người; trên địa bàn tỉnh có 4 ca tử vong do nghi mắc bệnh dại, nguyên nhân do bị chó cào, cắn và do chủ quan không đi điều trị dự phòng.
Từ những lý do trên, hàng năm Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã phối hợp UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi - Thú y và UBND các xã thường xuyên tăng cường công tác giám sát tình hình bệnh dại đến tận thôn, ấp, khu phố. Chính quyền địa phương khi phát hiện động vật có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm, mắc bệnh dại phải báo kịp thời để triển khai các biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, tăng cường phối hợp giữa cơ quan thú y và y tế cùng cấp trong công tác phòng, chống bệnh dại khi có ca bệnh trên động vật hoặc người, triển khai nhanh chóng các biện pháp ứng phó đồng bộ và hiệu quả nên bệnh không bùng phát, lây lan diện rộng. Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh các cấp, tờ rơi (với 4300 tờ/năm, phân bổ đến cơ sở), băng rôn, áp phích về tình hình bệnh dại, tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa, phòng bệnh dại theo quy định tại các khu dân cư; tổ chức bắt và thả rong kết hợp với công tác tuyên truyền. Các biện pháp này được áp dụng khống chế ổ dịch tại các xã có dịch và các xã lân cận với tỷ lệ tiêm phòng gần 100%. Mỗi năm tập huấn 3 lớp với 150 người/năm cho cán bộ các Trạm; tổ chức tiêm phòng vắc xin vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm.
Tuy nhiên, công tác phòng chống bệnh dại vẫn có những tồn tại, khó khăn nhất định do công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu, rộng và thường xuyên; số lượng tờ rơi, sổ tay tuyên truyền còn hạn chế; công tác chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các cấp thực hiện còn chưa tốt; các tổ chức, đoàn thể chưa thể hiện được vai trò và hưởng ứng tích cực trong công tác tuyên truyền cho các thành viên và cộng động. Nhận thức của người dân kể cả một số cán bộ công chức chưa cao, nhất là trong đồng bào dân tộc ít người, do đó đã có sự ảnh hưởng đến việc chấp hành các quy định quản lý vật nuôi, tiêm phòng vắc xin không thực hiện tốt. Địa bàn nông thôn dân cư phân tán và rộng, nhất là các vùng sâu, vùng xa nên công tác tiêm phòng không thể tập trung mà phải đến từng hộ dân; chế độ phụ cấp cho nhân viên thực hiện công tác tiêm phòng ở thôn, ấp chưa có nên tỷ lệ tiêm phòng không cao. Giá vắc xin cao nên người dân không quan tâm đến công tác phòng ngừa.
Để công tác phòng chống bệnh dại được thực hiện có hiệu quả, trước hết nhân viên thú y cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong công tác tham mưu tổ chức, quản lý, tiêm phòng; UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường trách nhiệm, giám sát tình hình dịch bệnh, ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra và các biện pháp thực hiện trong việc chỉ đạo, tổ chức tiêm phòng vắc xin; các cấp, các ngành liên quan tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền một cách sâu rộng, thường xuyên đến dân cư; tăng cường năng lực cho hệ thống phòng, trạm chẩn đoán, xét nghiệm cho các Chi cục Chăn nuôi - Thú y về công tác lấy mẫu giám sát, chẩn đoán - xét nghiệm bệnh dại; hướng dẫn công tác lấy mẫu phát hiện sớm bệnh dại trên động vật để các chi cục chủ động thực hiện.

Bảo Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập614
  • Hôm nay472,362
  • Tháng hiện tại4,796,604
  • Tổng lượt truy cập488,660,042
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây