Chất lượng đường nông thôn mới ở Long Hưng không như mong đợi

Chủ nhật - 31/08/2014 09:10
(CTTĐTBP) - Long Hưng không phải là xã điểm nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng trong 2 năm (2013 – 2014), chính quyền xã và ban điều hành các thôn đã huy động được sức dân làm hai tuyến đường nông thôn và xây dựng nghĩa trang nhân dân của xã. Khi lòng dân đã thuận, sức dân được tập hợp thành một khối “đại đoàn kết” thì việc hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM ở xã này chỉ còn là vấn đề thời gian.
 
Ấy vậy, trong quá trình thực hiện xây dựng các công trình NTM trên địa bàn xã Long Hưng lại gặp khó khăn. Nguyên nhân là do giữa chủ đầu tư và người dân không tìm được tiếng nói chung, dẫn đến sự nghi ngờ và làm nảy sinh mâu thuẫn.
 
Lòng dân đã thuận…
 
Một phần diện tích của xã Long Hưng nằm dọc tuyến đường ĐT 741, hai bên là hệ thống đường xương cá chạy vào các thôn và chủ yếu là đường liên thôn đất đỏ hoặc cấp phối sỏi đỏ. Trong năm 2013 và đầu năm 2014, nhằm thực hiện từng bước hoàn thiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM, người dân thôn 1 và thôn 8 đã chung sức cùng nhà nước làm 2 tuyến đường dài gần 3 km, với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp khoảng 50% tổng số vốn.
 
Các thành viên trong Tổ giám sát công trình đường thôn 1 cho rằng đơn vị thi công làm đường không đúng thiết kế.
 
Ông Mai Kim Toàn, Bí thư Chi bộ 1 (thôn 1), cho biết trước đây đường vào thôn 1 vừa dốc lại vừa hẹp. Đường được đắp bằng đất đỏ nên cứ vào mùa mưa thì mặt đường bị bào mòn, cắt xẻ thành rãnh; mặt đường nhão bét, trơn như chảo mỡ, đi lại rất khó khăn. Vào năm 2013, UBND xã cùng ban điều hành thôn đã huy động nhân dân chung tay xây dựng làm đường NTM theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Sau nhiều cuộc họp diễn ra, cuối cùng 100% người dân trong thôn đã đồng ý đóng góp tiền cùng nhà nước làm đường.
 
Theo đó, những hộ dân có hộ khẩu tại thôn 1 nhưng nhà không nằm dọc tuyến đường thì đóng 1 triệu đồng/hộ; những hộ có nhà nằm dọc tuyến đường đóng 1.736.000 đồng/khẩu. “Làm đường là để phục vụ cho chính người dân chúng tôi đi, nên ai cũng đồng tình cả. Gia đình tôi có 5 khẩu, tôi đã đóng hơn 8 triệu đồng để làm đường”, ông Đỗ Văn Mẫn phấn khởi cho biết.
 
Cũng giống như người dân thôn 1, người dân thôn 8 của xã này đã góp khoảng 700 triệu đồng cùng nhà nước làm hơn 1,3 km đường nông thôn. Khi lòng dân đã thuận, UBND xã Long Hưng đứng ra làm chủ đầu tư, đồng thời chỉ định đơn vị thiết kế, thi công các tuyến đường; còn ban điều hành thôn giải phóng mặt bằng, đứng ra thu tiền người dân đóng góp và bầu ra ban giám sát quá trình thi công.
 
Ngoài ra, hàng năm người dân trong xã còn tham gia đóng góp tiền và ngày công để xây dựng nghĩa trang nhân dân. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Long Hưng, cho biết: “Cả xã có 4 nghĩa trang nhân dân nhưng đến nay đã hết chỗ chôn cất. Năm 2013, UBND xã đã vận động nhân dân đóng góp 100% kinh phí để mua đất xây dựng nghĩa trang. Đến nay, xã đã xây dựng được một nghĩa trang với tổng kinh phí khoảng 270 triệu đồng”.
 
… Nhưng không được đáp lại xứng đáng
 
Đến nay, các tuyến đường tại thôn 1 và thôn 8 đã thi công xong và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa đóng góp tiền đủ để chủ đầu tư thanh quyết toán cho đơn vị thi công. Vậy nguyên nhân do đâu ?
 
Anh Nguyễn Văn Tuấn, thành viên ban giám sát công trình đường thôn 1, cho biết: “Sở dĩ đến nay người dân chưa đóng góp đủ số tiền để đơn vị đầu tư thanh toán cho nhà thầu là do chất lượng công trình không đảm bảo. Trong khi nhà thầu thi công xong phần nền đường và rải lớp đá 4 x 6, thì các thành viên trong tổ giám sát vẫn chưa nhận được bản thiết kế. Vì vậy, sau khi nhà thầu thi công xong lớp cấp phối sỏi đỏ và lớp đá 4 x 6 đã yêu cầu chúng tôi ký vào bản nghiệm thu và chúng tôi không đồng ý”.
 
“Theo bản vẽ thiết kế, đường rộng 6 m, trong đó láng nhựa 3,5 m, vai đường mỗi bên được cấp phối sỏi đỏ 1,2 m. Đường thiết kế 3 lớp chính, cấp phối sỏi đỏ 10 cm,
 
Vừa qua, UBND xã Long Hưng đã phát phiếu thăm dò ý kiến trong nhân dân về chất lượng các công trình đầu tư công trên địa bàn xã. Theo thống kê, thôn 1 có 195 hộ thì có đến 193 hộ đánh vào phần “chất lượng chưa đạt” hoặc “chất lượng kém”. Chính điều này đã trả lời cho câu hỏi: “Chất lượng các tuyến đường NTM của xã có được triển khai xây dựng đúng như trong thiết kế mà chủ đầu tư và nhà thầu đưa ra không?”.
 
đá 4 x 6 dày 14 cm, đá 1 x 2 dày 2 cm và phủ 1 lớp đá mi. Tuy nhiên, đơn vị thi công không tuân thủ theo thiết kế trên. Ngoài ra, khi đưa vào sử dụng đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như: Vai đường bị mưa bào mòn tới phần láng nhựa; mương thoát nước có đoạn đào sâu hơn 2 , rộng khoảng 2 m nhưng không có lan can bảo vệ gây nguy hiểm cho người dân” , anh Tuấn cho biết thêm.
 
Ông Mai Kim Toàn, Bí thư Chi bộ 1, bức xúc nói: “Mương thoát nước bên đường sâu như vậy là do một phần nước mưa bào mòn, một phần do đơn vị thi công dùng máy múc để móc đất đắp thêm vào nền đường. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, chắc chắn con đường được đầu tư từ tiền của người dân và nhà nước sớm muộn sẽ bị nước mưa cuốn trôi và hoàn lại như cũ”.
 
Theo quan sát của chúng tôi, đường thôn 8 của xã này cũng có tình trạng tương tự. Trong quá trình thiết kế, chủ đầu tư không tính đến phương án xây mương thoát nước, nên con mương tự tạo bị nước bào mòn tạo thành hố sâu gây nguy hiểm cho người dân, ảnh hưởng đến công trình. Trong thời gian bảo hành, nếu chủ thầu không có biện pháp khắc phục, đến khi hết thời gian bảo hành thì đường xuống cấp, tiền của nhân dân và nhà nước bị cuốn trôi, trong khi chủ thầu dửng dưng nằm ngoài cuộc.
 
 Và kết quả “người dân mất niềm tin”
 
Chính vì chất lượng các công trình không đảm bảo nên dẫn đến tình trạng một số hộ dân không chịu đóng tiền. Đến nay, ban điều hành thôn 1 phải đi thu hơn 10 lần, nhưng mới được 256 triệu đồng. Tương tự, ban điều hành thôn 8 đã thu được hơn 500 triệu đồng, nhưng chưa nộp cho chủ đầu tư, cũng vì lý do trên.
 
Trong biên bản nghiệm thu 2 tuyến đường trên của UBND xã Long Hưng có đánh giá: Nhìn chung chất lượng công trình đảm bảo, chỉ có một số đoạn đơn vị thi công không đúng với bản vẽ nhưng sai phạm không đáng kể. Trong quá trình làm đường, đơn vị thi công dùng máy múc đất hai bên đường để đắp nền. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát hiện và yêu cầu nhà thầu ngừng việc làm trên. Khi làm đường, chúng tôi đã cấp hồ sơ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật cho thôn trưởng. Đồng thời do kinh phí có hạn, nên khi thi công các tuyến đường chúng tôi chưa bàn tính đến việc xây mương thoát nước.
 
Biên bản nghiệm thu nhấn mạnh thêm: Trước tình trạng nước mưa bào mòn đất của đường tạo thành những rãnh sâu chạy song song với đường, chúng tôi đã kiến nghị UBND huyện cấp kinh phí xây mương. UBND huyện đã cử cán bộ các phòng chuyên môn về khảo sát. Hai tuyến đường này đang trong thời gian bảo hành, nên hỏng đến đâu chúng tôi yêu cầu nhà thầu sửa chữa đến đó./.

 

Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,356
  • Hôm nay54,992
  • Tháng hiện tại22,717,128
  • Tổng lượt truy cập482,609,815
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây