Gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng ở thôn 3, xã Đồng Nai gắn bó với mô hình cà phê trồng xen cây sầu riêng đã hơn 10 năm. Trên tổng diện tích 6 ha, ngoài 4.000 cây cà phê đang cho thu hoạch năm thứ 9, còn có 761 cây sầu riêng được trồng xen ở nhiều thời điểm khác nhau, trong đó đã có hơn 100 cây bắt đầu vào giai đoạn kinh doanh. Riêng vụ vừa qua, gia đình ông thu hơn 60 tấn cà phê tươi và 20 tấn sầu riêng, tổng thu nhập gần 1,5 tỷ đồng.
Ông Dũng cho hay: Mặc dù mô hình không được khuyến khích triển khai do rễ cây cà phê khỏe, tiêu tốn nhiều phân bón nhưng bản thân gia đình canh tác theo hướng hữu cơ bền vững nên hiệu quả mang lại rất cao. Nhờ sử dụng phân bón hữu cơ nên độ ẩm trong vườn luôn được duy trì, thu hoạch xong vườn cây luôn xanh tốt, rất đẹp, cây không suy, cỏ trong vườn không sử dụng thuốc xịt mà chủ yếu là dùng công để phát, như vậy mới tốt cho cả 2 loại cây.
Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Nai đã có 7 hộ chuyển đổi xen canh cà phê, sầu riêng và các mô hình này đang phát triển khá tốt. Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, mô hình cây công nghiệp xen canh cây ăn trái giúp phát huy lợi thế lấy ngắn nuôi dài. Trong gần 10 năm khi cây sầu riêng đang ở giai đoạn kiến thiết, nguồn thu từ cà phê sẽ giúp người trồng giảm gánh nặng về tài chính khi chuyển đổi cây trồng. Đến năm thứ 10, cà phê sẽ bị loại bỏ để tập trung phát triển sầu riêng thương phẩm.
Anh Đinh Xuân Hòa, Chủ tịch Hội nông dân xã Đồng Nai cho biết: Thời gian qua, địa phương đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các loại cây ăn trái của địa phương. Với sự hỗ trợ này, bước đầu chúng tôi triển khai trên một số vườn bưởi, sầu riêng, trong đó có những diện tích sầu riêng trồng xen canh vườn cà phê. Khi đã đăng ký được thì nông dân tiêu thụ dễ dàng hơn nhờ sản phẩm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Tuy đòi hỏi cao về kỹ thuật chăm sóc cũng như vốn đầu tư nhưng điểm đáng khuyến khích ở mô hình này là việc tổ chức canh tác được áp dụng theo phương pháp hữu cơ. Đây được xem là hướng đi nhà nông cần tham khảo, học tập để vận dụng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó hướng đến phát triển kinh tế bền vững, nhất là khi nền nông nghiệp đang trong quá trình hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
Quỹ Vision Zero Fund của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và Diễn đàn Cà phê Toàn cầu hợp tác thúc đẩy an toàn và sức khỏe trong chuỗi cung ứng cà phê.
GCP và đối tác tham gia chiến dịch truyền thông #CoffeePeople.
Quỹ Vision Zero Fund (viết tắt VZF) của ILO và Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác nhằm thúc đẩy cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSH) trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, giúp giảm thiểu rủi ro mà hàng triệu người sản xuất cà phê trên khắp thế giới phải đối mặt hàng ngày.
Thông qua quan hệ đối tác này, ILO VZF và GCP sẽ hợp tác để nâng cao nhận thức về các rủi ro và giải pháp thiết thực liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, đồng thời khuyến khích các bên liên quan ở cấp quốc gia và toàn cầu thúc đẩy, thực hành và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh.
ILO VZF và GCP hỗ trợ nhau trong việc thúc đẩy các thực hành tốt tại nơi làm việc, có trách nhiệm và toàn diện trong ngành cà phê. Đó là lý do tại sao, vào Ngày Quốc tế Cà phê năm nay, VZF đã phát động chiến dịch #CoffeePeople và một thử thách trên mạng xã hội xoay quanh chủ đề "Thúc đẩy quyền có môi trường làm việc an toàn và lành mạnh trong chuỗi cung ứng cà phê".
Chiến dịch đang diễn ra nhằm tìm kiếm sự tham gia trực tiếp của các nước sản xuất và tiêu thụ, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực cà phê, các công ty cà phê và những người nổi tiếng.
Bà Gelkha Buitrago, Giám đốc Chương trình và Quan hệ đối tác doanh nghiệp của GCP, khẳng định rằng đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong chuỗi giá trị cà phê là điều cần thiết để sản xuất cà phê bền vững.
Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động được phản ánh rõ nét trong khía cạnh xã hội của Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê bền vững (CSRC), cũng như quy định sắp tới của EU về Thẩm định chi tiết về tính bền vững của doanh nghiệp.
Bà cho biết thêm, mối quan hệ đối tác cũng sẽ giúp thúc đẩy Mục tiêu GCP tới năm 2030 về sự thay đổi mang tính chuyển đổi hướng tới sự thịnh vượng của hơn một triệu nông dân thông qua ngành cà phê bền vững và sẽ đóng góp cho công việc chiến lược của GCP thông qua mạng lưới các nền tảng bền vững về cà phê ở các nước sản xuất.
Bà Annette Pensel, Giám đốc Điều hành của Diễn đàn Cà phê Toàn cầu tham gia chiến dịch #CoffeePeople.
Quỹ Vision Zero Fund của ILO
Quỹ Vision Zero Fund của ILO dựa trên mô hình hành động tập thể huy động nhiều bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp toàn cầu, để phát triển và thực hiện các giải pháp chung nhằm giải quyết các thách thức đặc hữu về an toàn và sức khỏe trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quỹ hoạt động tích cực trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, xây dựng và dệt may và hiện đang thực hiện các dự án tại 8 quốc gia trên 3 châu lục. Quỹ Vision Zero Fund là một phần không thể thiếu trong Chương trình trọng điểm An toàn và Sức khỏe cho Tất cả của ILO nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và sự an toàn của tất cả người lao động trên toàn thế giới. Đây là sáng kiến của G7 và đã được G20 xác nhận. Thông tin về VZF có tại www.ilo.org/vzf/
Quỹ Vision Zero Fund là một phần của An toàn & Sức khỏe cho Tất cả, một chương trình hàng đầu của ILO xây dựng văn hóa làm việc an toàn, lành mạnh. Chương trình này được tài trợ bởi Liên minh châu Âu. Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với chúng tôi tại vzf@ilo.org.