Nghị quyết số 07-NQ/TU về xây dựng chính quyền điện tử Bình Phước

Thứ ba - 25/06/2019 09:18
Nhằm xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch. Xây dựng chính quyền điện tử là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở. Cơ quan chuyên trách về CNTT, cán bộ chuyên trách CNTT các cấp là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng chính quyền điện tử là việc làm cấp bách, mới và khó, cần huy động, tập trung phù hợp các nguồn lực (vốn, nhân lực, công nghệ...) trong và ngoài hệ thống chính trị. Nên tổ chức thực hiện phải quyết liệt nhưng căn cơ, bài bản theo từng hạng mục; tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Ngày 12/9/2018, Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng chính quyền điện tử Bình Phước.

Với các mục tiêu cụ thể:
- Đến ngày 01/12/2018:
+ Hình thành khung Kiến trúc chính quyền điện tử; Đề án đô thị thông minh
tại thị xã Đồng Xoài; thành lập Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh.
+ Xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; xây dựng các phần
mềm quản lý để kết nối liên thông từ cấp xã đến cấp huyện và từ cấp huyện, cấp
tỉnh đến Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh.
+ Ứng dụng chữ ký số ở tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị từ cấp
tỉnh đến cấp xã.
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống họp trực tuyến từ tỉnh đến cấp xã.
+ Ban hành các quy định liên quan đến xây dựng chính quyền điện tử.
- Đến tháng 9/2019:
+ Rà soát, cập nhật bộ thủ tục hành chính (tinh giản, đơn giản hóa). Đối với
những thủ tục chưa mẫu hóa đơn, tờ khai... phải triển khai ngay để thuận lợi cho
việc thực hiện trực tuyến.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý trên các lĩnh vực: Từng cơ
quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành thu thập dữ liệu, xây dựng
phần mềm quản lý chuyên ngành để kết nối với Cổng dịch vụ công trực tuyến của
tỉnh. Đối với các cơ quan đã có phần mềm quản lý chuyên ngành thì kết nối trước.
- Đến ngày 01/01/2020:
+ Cơ bản hoàn chỉnh và vận hành thông suốt chính quyền điện tử.
+ 100% các thủ tục hành chính được chuẩn hóa, điện tử hóa, cho phép người
dân điền thông tin và gửi trực tuyến đến các cơ quan nhà nước, bảo đảm mức độ
hài lòng của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80%.
Trong Nghị quyết cũng nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hện như:

- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT

-  Nâng cao trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính

- Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Giải pháp về kỹ thuật

- Giải pháp hành chính

- Giải pháp về vốn

- Giải pháp về nguồn nhân lực

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,353
  • Hôm nay187,248
  • Tháng hiện tại6,900,112
  • Tổng lượt truy cập490,763,550
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây