Bình Phước: Mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn chỉnh và vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả mô hình chính quyền điện tử

Thứ ba - 25/06/2019 09:22 1131
Ngày 12/9/2018, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) Bình Phước. Nghị quyết nêu rõ: hiện nay, hầu hết các sở, ngành, huyện, thị xã đã có trang hoặc cổng thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giải quyết các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Riêng ở cấp tỉnh, Trung tâm Hành chính công tỉnh đã đi vào hoạt động từ tháng 4/2017, đến nay đang từng bước đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính.
     Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. CNTT được ứng dụng rộng khắp trong các cơ quan của hệ thống chính trị nhưng chưa có tính thống nhất cao, thiếu liên kết thành một hệ thống đồng bộ cả về trang thiết bị, kỹ thuật phần cứng và phần mềm; văn bản điện tử chưa được kết nối thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; dữ liệu không được chia sẻ thường xuyên và liên thông trong các cơ quan, đơn vị. Trong khi đó, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử năm 2017 tỉnh Bình Phước ở mức rất thấp (đứng 62/63 toàn quốc, 14/21 khu vực phía Nam, 6/6 khu vực Đông Nam bộ). Nguyên nhân chủ yếu do sự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng đối với việc ứng dụng CNTT của một số lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chưa đầy đủ nên trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT còn chậm, thiếu quyết liệt; trong đầu tư hạ tầng CNTT còn dàn trải và chưa đồng bộ, dẫn tới việc kết nối, liên thông không đạt yêu cầu; trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, thiếu các kỹ sư, chuyên gia giỏi về lĩnh vực CNTT. Theo đó, Ban Thường vụ            Tỉnh ủy đề ra mục tiêu cụ thể, đó là:
     Đến ngày 01/12/2018: Hình thành khung Kiến trúc CQĐT; Đề án đô thị thông minh tại thị xã Đồng Xoài; thành lập Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; xây dựng các phần mềm quản lý để kết nối liên thông từ cấp xã đến cấp huyện và từ cấp huyện, cấp tỉnh đến Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh. Ứng dụng chữ ký số ở tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp xã. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống họp trực tuyến từ tỉnh đến cấp xã. Ban hành các quy định liên quan đến xây dựng CQĐT.
Đến tháng 9/2019: Rà soát, cập nhật bộ thủ tục hành chính (tinh giản, đơn giản hóa); đối với những thủ tục chưa mẫu hóa đơn, tờ khai… phải triển khai ngay để thuận lợi cho việc thực hiện trực tuyến. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý trên lĩnh vực: từng cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành thu thập dữ liệu, xây dựng phần mềm quản lý chuyên ngành để kết nối với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đối với các cơ quan đã có phần mềm quản lý chuyên ngành thì kết nối trước.
Đến ngày 01/01/2020: Cơ bản hoàn chỉnh và vận hành thông suốt CQĐT. 100% các thủ tục hành chính được chuẩn hóa, điện tử hóa, cho phép người dân điền thông tin và gửi trực tuyến đến các cơ quan nhà nước, bảo đảm mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính đạt mức trên 80%.
     Cùng với đó, nghị quyết đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT; Nâng cao trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính. Đồng thời, nêu ra 5 nhóm giải pháp chủ yếu về tuyên truyền; nâng cao nhận thức; kỹ thuật; hành chính; vốn; nguồn nhân lực.
    Để thực hiện các mục tiêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết này; đồng thời, kiện toàn ban Chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, CNTT, CQĐT tỉnh Bình Phước, xác định rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng CQĐT. Các huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa các nội dung của nghị quyết. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và nhân dân về nghị quyết, trọng tâm là ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện CQĐT trong giai đoạn hiện nay. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, các ban xây dựng đảng và Văn phòng Tỉnh ủy giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, thường xuyên báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,542
  • Hôm nay37,653
  • Tháng hiện tại3,219,056
  • Tổng lượt truy cập389,762,109
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây