a. Mục tiêu phấn kinh tế:
- Phấn đấu đến năm 2005, tổng giá trị sản phẩm (GDP) trên địa bàn huyện đạt 203,966 tỷ đồng ( tăng gần 2,1 lần so với năm 2000; đến năm 2010 đạt 437,712 tỷ đồng ( tăng gần 2,15 lần so với năm 2005).
- Đảm bảo kinh tế phát triển ổn định và bền vững với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 16,2%/năm cả thời kỳ 2001-2010, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt 16%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt 16,5%/năm.
- Đảm bảo GDP bình quân đầu người trong huyện đạt 366 USD vào năm 2005 và 639 USD vào năm 2010.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của huyện theo định hướng chung của tỉnh.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là phát triển sản phẩm các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu vào năm 2005 thu ngân sách đạt 3,8 tỷ đồng, năm 2010 đạt 8 tỷ đồng.
b. Mục tiêu về văn hoá-xã hội:
- 70-75% số xã, thị trấn phổ cập THCS.
- Lao động qua đào tạo đạt 30-35%.
- 100% trạm y tế có bác sĩ công tác.
- Hoàn thành việc đầu tư đầy đủ thiết bị như điện thoại, thư viện, phòng hội họp chung ở tất cả các điểm văn hoá xã trong huyện.
II. Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu
1. Ngành nông lâm ngư nghiệp:
Hướng phát triển trong giai đoạn tới là cần đi sâu vào thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trên cơ sở đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trên cơ sở đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành một số vùng chuyên canh nhằm phát huy lợi thế so sánh của huyện, đáp ứng các yêu cầu: sản phẩm chất lượng, có thị trường tiêu thụ và có sức cạnh tranh trên thị trường, có hiệu quả kinh tế cao, không làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Nông nghiệp: Phát triển mạnh cả trồng trọt và chăn nuôi, chú trọng phát triển dịch vụ nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và chăn nuôi trong cơ cấu. Phấn đấu nâng tỷ trọng GTSX chăn nuôi từ 3,33% năm 2000 lên 6,3% vào năm 2010; dịch vụ nông nghiệp từ 3,92% năm 2000 lên 7,7% vào năm 2010.
- Thuỷ sản: Sản lượng thuỷ sản trong thời gian tới vẫn được xác định là sản lượng nuôi trồng. Dự kiến đến năm 2005 có thể nâng sản lượng nuôi trồng trên địa bàn huyện đạt 150 tấn, năm 2010 đạt 250 tấn.
- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp từ nay đến năm 2010 chủ yếu là quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phát triển tốt 10.196 ha rừng tự nhiên; tiếp tục trồng mới, chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh 2.628 ha rừng trồng. Đồng thời, phát huy tốt lợi ích kinh tế rừng; tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 5 triệu ha rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, xoá đói giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Ngành công nghiệp xây dựng:
Trên cơ sở lợi thế của huyện Bù Đốp là có nguồn nguyên liệu nông lâm sản dồi dào, nguồn khoáng sản phong phú, vì vậy hướng phát triển trong thời gian tới là chú trọng phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản, công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
3. Ngành thương mại, dịch vụ:
Trong thời gian tới xây dựng ngành thương mại-du lịch tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của huyện. Phát triển một số lĩnh vực dịch vụ trở thành một trong những động lực tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế của ngành, trong đó lĩnh vực thương mại vẫn được xác định là lĩnh vực chủ lực của ngành. Dự kiến tổng mức bản lẻ thương mại năm 2005 đạt 65 tỷ đồng, chiếm 83% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, năm 2010 đạt 150 tỷ đồng, chiếm 78,9% tổng múc bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 14,7%.
4. Về phát triển văn hoá – xã hội:
- Y tế: Tăng cường và củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Duy trì 100% số xã có trạm y tế như hiện nay và phấn đấu đến năm 2005 có 100% trạm y tế có biên chế bác sỹ; nâng từ 3 bác sỹ/vạn dân vào năm 2005 lên 4-5 bác sỹ/vạn dân vào năm 2010. Đưa tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 30% năm 2003 xuống còn 28% vào năm 2005 và 24% vào năm 2010, đảm bảo 100% trẻ em được uống vitamin A và tiêm chủng đầy đủ 6 loại vacxin.
- Giáo dục đào tạo: Phát triển mạnh cả 4 bậc học: mần non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; đa dạng hoá hình thức giáo dục công lập, dân lập, bán công. Duy trì và giữ vững xoá mù chữ và phổ cập tiểu học đã đạt được trong năm 2001 và phấn đấu phổ cập THCS ở thị trấn vào năm 2005 và 75% số xã trong huyện vào năm 2010.
- Văn hóa – thông tin, thể dục - thể thao: Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Phát triển phong trào thể dục thể thao toàn dân, nâng cao sức khoẻ để tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
5. Các ngành, lĩnh vực hạ tầng kinh tế:
- Giao thông vận tải: củng cố, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông hiện có; nâng cấp và mở rộng một số tuyến giao thông trọng yếu, mở thêm các tuyến đường đến vùng sâu, vùng xa; nâng cấp các tuyến đường liên xã thành đường huyện, nối kết các đường giao thông nông thôn của các xã, tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi để gắn kết huyện Bù Đốp với các huyện trong tỉnh.
- Bưu chính viễn thông: Tiếp tục phát triển mạng lưới thông tin liên lạc rộng khắp trên toàn huyện, đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Từng bước hiện đại hoá, đồng bộ hóa hệ thống thông tin liên lạc và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội. Phấn đấu nâng cao nâng tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định trên địa bàn huyện từ 1,9 máy/100 dân năm 2003 lên 3 máy/100 dân vào năm 2005 và 5 máy/100 dân vào năm 2010.
- Điện: Nâng cao chất lượng phục vụ điện lưới, đưa điện đến các ấp trong huyện, thực hiện tốt chương trình điện khí hoá nông thôn, nâng tỷ lệ sử dụng điện năm 2005 từ 50% tổng số hộ lên đến năm 2010 đạt trên 70% tổng số hộ. Từng bước cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới điện theo hướng hiện đại, nhất là hệ thống lưới điện trong khu vực thị trấn.
- Nước: Tiếp tục thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 85% dân số của huyện được sử dụng nước sạch và đảm bảo đủ lượng nước sạch và đảm bảo đủ lượng nước cho phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
6. Các ngành, lĩnh vực khác:
- Tài chính – ngân hàng: Trong giai đoạn tới, hướng hoạt động của ngành là đảm bảo huy động các nguồn vốn trong xã hội và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả vốn đầu tư phát triển. Dự kiến đến năm 2005 huy động vốn cho vay đạt 120 tỷ đồng, năm 2010 đạt 500 tỷ đồng, dư nợ quá hạn mỗi năm đạt < 1% tổng dư nợ.
- Khoa học công nghệ: Tăng cường thông tn khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí để có thể đấy mạnh việc ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật; khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực nhằm góp phần đẩy nhanh tốc dộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- An ninh quốc phòng: Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự tỉnh để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vấn đề an ninh quốc phòng biên giới; làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành quy chế biên giới của Chính phủ.