Tuyền truyền ngày pháp luật Việt Nam

“Vướng nhất là nguồn lực thực hiện”

Thứ ba - 05/10/2021 09:55
Tại hội thảo "Rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia" do Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 1.10, các đại biểu đã đề xuất bổ sung nhiều chỉ tiêu. Tuy vậy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, việc bổ sung chỉ tiêu đều phải được đánh giá, soi xét kỹ, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực rất khó khăn.
Tăng 36 chỉ tiêu
Ngày 23.11.2015, Quốc hội thông qua Luật Thống kê, Ban hành kèm theo là phụ lục "Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia" (sau đây gọi là Danh mục) gồm 20 lĩnh vực với 186 chỉ tiêu. Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực đối với sự phát triển đất nước, danh mục này đã bộc lộ hạn chế, như một số chỉ tiêu thống kê chưa thật cần thiết hoặc không còn cần thiết, thiếu tính khả thi; chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn và xu hướng phát triển mới của đất nước như kinh tế số, phát triển bền vững… Do vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung danh mục này.
20211002064747Hoi thao TCTK
Toàn cảnh hội thảo.                                                                                                                                     
                                                                                                                                                             Ảnh: Đan Thanh

Tại phiên họp tháng 9 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia. Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với các bộ, ngành, xin ý kiến về Danh mục này. Hiện, dự thảo Danh mục đã hoàn thiện với 222 chỉ tiêu, tăng 36 chỉ tiêu so với hiện hành.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia là rất cần thiết, phù hợp với tình hình mới cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Các đại biểu cũng cơ bản đồng tình với dự thảo lần này.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận, việc đưa vào chỉ tiêu “tỷ lệ các nền tảng số trong nước đang hoạt động trên thị trường Việt Nam” rất quan trọng. Bởi hiện, nhiều ngành, cơ quan đã xây dựng các ứng dụng (app) riêng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Nếu ngành nào, cơ quan nào cũng có ứng dụng thì cần phải xem xét, rà soát, chấn chỉnh lại; không phải vì Covid-19 thì bộ, ngành nào cũng có app mà không sử dụng hết sẽ gây lãng phí tài nguyên.

Còn theo đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc bổ sung danh mục “Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều” như dự thảo rất hợp lý. Điều này sẽ giúp cho 1,7 triệu trẻ em nghèo không sống trong hộ nghèo có cơ hội được hưởng chương trình hỗ trợ giảm nghèo…

Nên có bộ chỉ tiêu riêng về trẻ em

Mặc dù vậy, vẫn còn những ý kiến băn khoăn về các chỉ tiêu trong dự thảo danh mục. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc đưa chỉ tiêu “Cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP” dù phù hợp với tình hình mới, song hiện vẫn chưa làm rõ cơ sở pháp lý của đề xuất này, tính khả thi cũng chưa bảo đảm. Vì thế, nếu cần thiết thì có thể đưa vào chỉ tiêu ngành, sau đó mới đưa vào bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Bày tỏ đồng tình với các chỉ tiêu về dân số song bà Lê Thị Phương Mai, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc băn khoăn với chỉ tiêu “Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên bị bạo lực”. Lý do là chỉ tiêu này đến giờ vẫn chưa thu thập được. Liệu chúng ta có thể thay thế bằng chỉ tiêu “Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái từ 15 tuổi trở lên bị bạo lực”? - bà Mai đặt vấn đề, đồng thời dẫn chứng Tổng cục Thống kê đã tiến hành 2 cuộc điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ,  có phương pháp chuẩn quốc tế để thực hiện và là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cuộc điều tra quốc gia lần thứ hai về vấn đề này.

Kết quả điều tra của UNICEF năm 2014 cho thấy, có tới 68% trẻ em bị người chăm sóc chính trừng phạt bằng bạo lực và tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2021. Bà Nguyễn Quỳnh Trang, chuyên gia giám sát và đánh giá của UNICEF Việt Nam cho rằng, cần bổ sung chỉ tiêu “Tỷ lệ người dưới 15 tuổi bị trừng phạt bạo lực bởi người chăm sóc chính” vào danh mục. Điều này sẽ góp phần giám sát chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Về mặt pháp lý và chính sách cũng đã rõ ràng với Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.

Bên cạnh đó, cần bổ sung chỉ tiêu “Tỷ lệ trẻ em từ 5 - 17 tuổi tham gia lao động trẻ em”, dựa trên cơ sở pháp lý là Bộ luật Lao động năm 2019, Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng như 2 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) số 138 và 182. “Việc đưa các chỉ tiêu này vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia sẽ nâng cao tính tự chủ của Việt Nam trong công tác giám sát đối với bạo lực và lao động trẻ em, cải thiện tính minh bạch dữ liệu, thông tin. Các chỉ tiêu này cần nâng lên ở tầm quốc gia nếu Việt Nam muốn nâng cao chất lượng nguồn lực con người”, bà Trang nhấn mạnh.

Ghi nhận đề xuất của các chuyên gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, mỗi chỉ tiêu được hình thành không phải tự ngành thống kê nghĩ ra mà phải soi xét, có tính khoa học, thang đo, phải bảo đảm tính khả thi. Tuy vậy, “vướng nhất là nguồn lực thực hiện” khi cả nhân lực và tài chính đều bị cắt giảm. “Nên chăng thành lập bộ chỉ tiêu phản ánh riêng về trẻ em. Chúng tôi sẽ đề nghị bố trí nguồn lực để thực hiện”, bà Hương nói.

Tác giả: Đan Thanh

Nguồn tin: daibieunhandan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,896
  • Hôm nay237,568
  • Tháng hiện tại2,672,163
  • Tổng lượt truy cập448,067,285
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây