Đề xuất quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thứ ba - 07/05/2024 09:16
(CTTĐTBP) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
kiemsoat 1714986715349981926439


Dự thảo Thông tư này quy định về thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt; quyết định kiểm soát đặc biệt; công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt; chấm dứt kiểm soát đặc biệt; thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

1- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân: a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt; b) Hình thức kiểm soát đặc biệt; c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt; d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt; đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt; e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; g) Ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt; i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt; k) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.

2- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:

a- Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i khoản 1 nêu trên;

b- Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Phương án cơ cấu lại quy định tại khoản 3 Điều 169, khoản 3 Điều 172, khoản 2 Điều 176, khoản 4 Điều 178, khoản 3 Điều 187, khoản 3 Điều 188 và khoản 4 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng;

c- Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 163, khoản 5 và 7 Điều 164, khoản 4 và 5 Điều 166, Điều 168, điểm e khoản 1 Điều 170, điểm a khoản 2 Điều 171, khoản 2, 5 và 6 Điều 174, khoản 3 và 6 Điều 178, khoản 2 Điều 187, khoản 3 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng;

d- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.

3- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:

a- Kiến nghị Chính phủ thực hiện nội dung quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng;

b- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng;

c- Chấp thuận biện pháp hỗ trợ vượt thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều 174, khoản 3 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng.

Hình thức kiểm soát đặc biệt

Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định: Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện; nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:

Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 nêu trên hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 nêu trên.

Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Link:https://baochinhphu.vn/de-xuat-quy-dinh-ve-kiem-soat-dac-biet-doi-voi-to-chuc-tin-dung-102240506161433408.htm

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập987
  • Hôm nay232,383
  • Tháng hiện tại10,846,678
  • Tổng lượt truy cập470,739,365
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây