Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Hệ thống báo cháy trong nhà

Thứ năm - 25/04/2024 10:17
(CTTĐTBP) - Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy – Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà.
 
tim hieu thiet bi bao chay thong minh 17139518506861022089266
Hệ thống báo cháy phải phát hiện cháy nhanh chóng và chuyển tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động cho nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.

Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

- Có khả năng chống nhiễu tốt;

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

Hệ thống báo cháy phải bảo đảm độ tin cậy và thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.

Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:

A - Đầu báo cháy

B - Trung tâm báo cháy (Thiết bị kiểm soát và chỉ thị)

C - Thiết bị phát tín hiệu báo cháy

D - Hộp nút ấn báo động cháy bằng tay

E - Thiết bị truyền tín hiệu báo cháy

F - Trạm tiếp nhận tín hiệu báo cháy

G - Thiết bị điều khiển chữa cháy tự động

H - Thiết bị chữa cháy tự động

J - Thiết bị truyền tín hiệu báo lỗi

K - Trạm thu nhận tín hiệu báo lỗi

L - Nguồn cung cấp năng lượng

Nút ấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy, dễ thao tác

Trung tâm báo cháy phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.

Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy.

Các đầu báo cháy tự động phải bảo đảm phát hiện cháy theo chức năng và các đặc tính kỹ thuật.

Nút ấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy, dễ thao tác. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 45 m và khoảng cách từ nút ấn báo cháy đến lối ra của mọi gian phòng không quá 30 m.

Trường hợp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữa các nút ấn báo cháy là 150 m và phải có ký hiệu, chỉ thị vị trí rõ ràng. Nút ấn báo cháy lắp ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường. Nơi lắp đặt các nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục vào ban đêm.

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,956
  • Hôm nay191,346
  • Tháng hiện tại8,089,057
  • Tổng lượt truy cập491,952,495
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây