NÔNG NGHIỆP BÌNH PHƯỚC PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Thứ năm - 31/03/2022 09:28 4538
Nông nghiệp công nghệ cao là “nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ" (Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT). Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là chính sách ưu tiên hàng đầu cho nền nông nghiệp nói riêng và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà nói chung.
Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trực thuộc Bản Quản lý khu Kinh tế tỉnh Bình Phước là đơn vị tham mưu quản lý lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho cấp trên và cũng là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.
Từ năm 2013 đến 2018 đơn vị đã thực hiện các chương trình khảo nghiệm, điều tra chọn giống cây trồng và phối hợp với các cấp, các ngành công nhận 01 giống hồ tiêu và 06 giống điều địa phương.
Từ năm 2015 đơn vị đã được đầu tư xây dựng 3000 m2 nhà màng, nhà lưới, 01 phòng nuôi cấy mô đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Trên những cơ sở đó đơn vị đã ứng dụng sản xuất rau thủy canh; dưa lưới nhật bản, dưa baby trong nhà màng. Ứng dụng sản xuất các giống chuối, các giống lan bằng nuôi cấy mô, cơ sở luôn vận hành liên tục, sản phẩm đảm bảo chất lượng và được thị trường ưa chuộng.
 
Một số hình ảnh phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Ban Quản lý Khu NNUD CNC
Đặc điểm một số giống điều địa phương đươc đơn vị tuyển chọn từ 2015 đến 2018
   
Hình ảnh giống tiêu mới ĐT được đơn vị tuyển chọn năm 2017
Định hướng phát triển
     Là tỉnh có nền nông nghiệp chiếm đa số nên có nhiều lĩnh vực có tiềm năng cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản trong đó những lĩnh vực cần thiết là:
     Chọn giống cây trồng cho năng suất chất lượng, giống kháng sâu, bệnh, chịu hạn: tiếp tục ứng dụng công nghệ vào chọn tạo giống mới đặc biệt là kết hợp chọn giống truyền thống với công nghệ gene trên các cây trồng đặc trưng vùng: điều, hồ tiêu, sầu riêng, cây ăn trái khác…
     Các nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, bệnh trong thú y, thủy sản: Hiện tại các nghiên cứu, phát hiện bệnh trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào đánh giá trực quan, so sánh, phương pháp này chỉ có hiệu quả với một số bệnh có triệu chứng điển hình và cũng gặp nhiều yếu tố sai sót khách quan khi dánh giá. Nên khi kết hợp giữa phòng thí nghiệm phân tích, người nghiên cứu sẽ cho những kết quả khả quan và đưa ra được các quy trình phòng trừ dựa trên nhưng phân tích có cơ sở khoa học triệt để nhất. Các bộ kit, test chẩn đoán nhanh một số sâu bệnh cây trồng và bệnh trong thú y, thủy sản cũng là yếu tố đem lại hiệu quả cao.
     Phát triển ngành vi sinh vật: Vi sinh vật là ngành được ứng dụng phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực đời sống. Trong nông nghiệp thì các chế phẩm vi sinh vật có tác dụng rất lớn đến cây trồng; các quy trình bảo quản chế biến, xử lý phế phẩm, rác thải và quy trình lên men hữu ích khác luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc phân lập vi khuẩn có thể phát hiện được một số loại bệnh gây hại cho ngành thủy sản, chăn nuôi thú y. Do đó khi đã chuẩn bị được đầy đủ các trang thiết bị và nhân lực cần thiết thì việc nghiên cứu ứng dụng các quá trình vi sinh vật là điều hết sức thiết thực.
     Nuôi cấy mô: tiếp tục phát triển phòng nuôi cấy mô, xây dựng nhà hậu nuôi cấy mô, ứng dụng trên các đối tượng cây trồng tiềm năng khác.
     Công nghệ gene: Là công nghệ chìa khóa của công nghệ sinh học hiện đại, do đó để ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào nông nghiệp thì lĩnh vực công nghệ gene là không thể thiếu. Đây là lĩnh vực cần được đầu tư đặc biệt và trang thiết bị hiện đại. Phát triển được lĩnh công nghệ gene là đã thể hiện sự tiến bộ thực sự về chất của công nghệ sinh học.
     Bảo tồn, định danh các loài sinh vật mới: Bình Phước là tỉnh biên giới có nhiều loài sinh vật quý hiếm và mới, do đó cần được khảo sát, điều tra thu thập để bảo tồn lưu trữ. Kết hợp với các lĩnh vực như phân loại học, nuôi cấy, công nghệ gene… để định danh các loài mới.
     Chế biến và bảo quản sản phẩm: Ứng dụng chỉ dẫn địa lý và công nghệ chế biến, bảo quản nông sản vào quy trình sản xuất khép kín.
     Tư vấn chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong địa bàn tỉnh.
Nguyễn Chính Việt
           
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,166
  • Hôm nay293,058
  • Tháng hiện tại5,836,266
  • Tổng lượt truy cập378,956,603
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Bqlkkt_phong chong covid
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây