Cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh

Thứ năm - 20/07/2023 11:11
Vừa qua, Ủy ban nhân tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 2335/UBND-KGVX ngày 10/7/2023 về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết khu vực phía Nam tháng 5 năm 2023. Tính từ đầu năm đến ngày 02/7/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Phước ghi nhận 1.168 ca mắc sốt xuất huyết, tử vong 01 ca tại huyện Bù Đăng do đến cơ sở y tế điều trị muộn (bệnh nhân mắc bệnh tự mua thuốc điều trị tại nhà, đến khi bệnh chuyển nặng mới vào cơ sở y tế điều trị và tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng – Thể sốc – Suy đa tạng – Xuất huyết não – Sốc nhiễm trùng, do bệnh nặng không thể hồi phục). Mặc dù 10/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ (trừ huyện Bù Đăng), số ca tử vong giảm so với cùng kỳ (giảm 2 ca); tuy nhiên, ca mắc sốt xuất huyết tại Bù Đăng tăng cao bất thường (tăng 326% so với cùng kỳ) và có xu hướng tiếp tục tăng, đồng thời một số địa phương có số ca mắc tăng trong những tuần gần đây (huyện Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, huyện Lộc Ninh).
z4531854894138 fe96f56fdebeb1819e0e51f7d96b7d05
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng phức tạp ở một số huyện; người dân cùng chính quyền địa phương chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng trên địa bàn tỉnh, không chủ quan, không hoang mang, lơ là và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
z4531854902076 10989872173c0c740ca96f026ea2af37
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tác giả: P. Tuyên truyền và Địa bàn (T.Hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,759
  • Hôm nay421,037
  • Tháng hiện tại19,597,543
  • Tổng lượt truy cập479,490,230
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây