Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin của Sở Y tế năm 2023

Thứ năm - 24/11/2022 10:45
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền số  và bảo đảm an toàn thông tin của Sở Y tế năm 2023
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
            - Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -2030;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước;
- Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước;
- Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phề duyệt Đề án phát triển Đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng 2030;
- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương;         
- Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
            - Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế về việc Quy định hồ sơ bệnh án điện tử;
            - Quyết định số 4888/QĐ-BYT ngày 18/10/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025;
- Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
- Kế hoạch số 5261/KH-SYT ngày 12/11/2021 Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế, đảm bảo an toàn thông tin mạng và phát triển chính quyền số giai đoạn 2021 – 2025.
I. MỤC ĐÍCH
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Đặt trọng tâm vào thực hiện Y tế thông minh, Chuyển đổi số trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời. Cung cấp các dịch vụ công lĩnh vực Y tế nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực hiện công việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
            - Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của nhân dân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển chuyển đổi số, phát triển dịch vụ y tế thông minh; Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách hành chính.
            - Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Y tế. Thủ trưởng các đơn vị là đầu mối chỉ đạo thống nhất, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các đơn vị mình quản lý, bảo đảm hiệu quả, tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
            - Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; Không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
            - Đẩy mạnh việc phối hợp xây dựng chính quyền điện tử hướng đến Chính phủ số, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
            - Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung, hạ tầng kỹ thuật CNTT, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện các chỉ tiêu cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho toàn dân, hướng tới đảm bảo mỗi người dân tỉnh Bình Phước có một hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành cơ sở dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử tỉnh Bình Phước, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.
          - Thúc đẩy các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân.
            II. NỘI DUNG CỤ THỂ
            1. Về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số y tế:
- 100% hồ sơ mũi tiêm được cập nhật lên nền tảng tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19 quốc gia.
- 95% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp phát hộp thư điện tử, 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư công vụ của tỉnh để liên lạc, trao đổi thông tin dữ liệu.
- 100% hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa được cập nhật vào phần mềm một cửa.
- 100% đơn thư và khiếu nại đủ điều kiện xử lý, giải quyết được cập nhật trong phần mềm quản lý tiếp dân và đơn thư khiếu nại.
- 70% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe điện tử kết nối với hệ thống quản lý khám chữa bệnh (HIS) và hệ thống quản lý trạm Y tế xã.
- 100% nhà thuốc, quầy thuốc kết nối liên thông dữ liệu Dược quốc gia. 
- 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử kết nối với các hệ thống thống tin bệnh viện và hệ thống phần mềm quản lý trạm y tế xã.
- 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế.
- 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử.
2. Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế phục vụ cán bộ, người dân và doanh nghiệp:
 - 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ở mức độ 3, 4.
- Đảm bảo 100% lịch công tác lãnh đạo được đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử.
- 100% tỷ lệ Cổng thông tin điện tử cấp tỉnh tuân thủ các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP.
- 100% các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh, giá niêm yết, giá đấu thầu, thông tin về các sản phẩm đang lưu hành hoặc đã được thu hồi, kết quả xử lý thủ tục hành chính, những vi phạm trong quảng cáo…được công khai.
          - Thúc đẩy các bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người dân.
            + 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số;
            + 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác;
            + Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn đạt 50%.
4. Mục tiêu đảm bảo an toàn thông tin:
- Phối hợp với Cục Công nghệ Thông tin- Bộ Y tế, Sở thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, cùng các đơn vị liên quan trong việc tăng cường tập trung vào khả năng phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin, nhanh chóng khôi phục trở lại trạng thái bình thường của hệ thống khi xảy ra sự cố.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin.
- Triển khai tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức về vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin.
III. NHIỆM VỤ
1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến tại Sở Y tế để tổ chức hội nghị từ xa với các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng trung tâm điều hành y tế thông minh tại Sở Y tế, kết nối với các cơ sở dữ liệu về y tế để hỗ trợ công tác quản lý, điều hành của ngành Y tế.
- Xây dựng, nâng cấp hạ tầng phần cứng, mạng nội bộ của các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế.
2. Phát triển dữ liệu
- Xây dựng hệ thống thông tin của quốc gia về y tế bao gồm: hệ thống thông tin về nhân lực y tế, hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm, dược, trang thiết bị và công trình y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, môi trường y tế, Ydược học cổ truyền, HIV-AIDS.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển nền tảng tích hợp dữ liệu y tế kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế với các hệ thống y tế chuyên ngành.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám, chữa bệnh để xây dựng “bệnh viện thông minh” để thực hiện.
- Xây dựng dữ liệu hồ sơ sức khỏe toàn dân và các dữ liệu về y tế khác trên địa bàn tỉnh.
3. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Triển khai sử dụng hệ thống thống kê y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tực đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Y tế.
- Các Bệnh viện/Trung tâm Y tế tổ chức và triển khai hệ thống đăng ký, khám chữa bệnh từ xa; hệ thống quản lý thông tin công việc, văn bản, điều hành, quản lý hoạt động tài chính, hoạt động dịch vụ tiến tới chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện.
- Tiếp tục triển khai hệ thống thông tin Hồ sơ sức khỏe điện tử, tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
- Cung cấp dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh qua mạng và tư vấn chăm sóc y tế từ xa.
4. Bảo đảm an toàn thông tin
- Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin với các quy định về: kiểm soát truy cập; quản lý, vận hành hệ thống thông tin; quản lý tài sản phần cứng, phần mềm.
- Mua bản quyền phần mềm diệt virus, lọc thư, bảo mật trên môi trường Internet, tường lửa và nâng cấp hệ điều hành bản quyền.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của quan.
- Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các hệ thống phát triển CSDL tại đơn vị.
- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.
5. Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin của ngành y tế để thực hiện công tác tham mưu ứng dụng CNTT trong quản lý và khám, chữa bệnh; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, xử lý các sự cố mạng, sự cố về an toàn thông tin trong ngành Y tế. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xử lý sự cố an toàn thông tin mạng và kỹ năng quản lý hệ thống thông tin, hệ thống máy tính cho chuyên trách và phụ trách công nghệ thông tin các đơn vị.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, công tác điều hành, chuyển đổi số y tế, đảm bảo an toàn thông tin mạng và phát triển chính quyền số.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện việc nghiên cứu, sáng kiến ứng dụng các công nghệ số trong y tế.
- Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến (báo, tạp chí điện tử, phát thanh - truyền hình, mạng xã hội...) để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông lớn xây dựng hệ thống máy chủ tập trung dữ liệu khám chữa bệnh, y tế dự phòng phục vụ quản lý và điều hành. Phối hợp xử lý các sự cố về an toàn thông tin và sự cố phần cứng.
- Phối hợp với Bưu điện cung cấp dịch vụ bưu chính công ích tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC cho tổ chức và cá nhân.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện được UBND tỉnh cấp và kinh phí tự chủ các đơn vị bố trí cho ứng dụng Công nghệ thông tin.
- Các nguồn kinh phí của dự án tài trợ và nguồn kinh phí hợp pháp khác
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
           1. Văn phòng
           - Là đầu mối tổng hợp, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, phát triển chính quyền số và ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của Sở Y tế; 
           - Triển khai các nhiệm vụ về hiện đại hóa hành chính tại cơ quan Sở Y tế;
           - Phối hợp triển khai thống kê y tế điện tử. Sử dụng cơ sở dữ liệu y tế để kết xuất số liệu phục vụ cho công tác kế hoạch, quản lý ngành Y tế;
           - Chủ trì, phối hợp xây dựng các chính sách, cơ chế tài chính cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế.
           2. Phòng Nghiệp vụ
           - Chủ trì chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đẩy mạnh thực hiện các nội dung chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.
           - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển các Nền tảng số y tế:
           + Số hóa dữ liệu sức khỏe người dân trên cơ sở thúc đẩy triển khai Bệnh án điện tử, các ứng dụng phục vụ khám bệnh, chữa bệnh.
           + Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, hình thành nội dung dữ liệu và số hóa thông tin sức khỏe người dân hình thành kho dữ liệu y tế.
           + Nền tảng Quản lý tiêm chủng kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống quản lý tiêm chủng dịch vụ khác và ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử của người dân;
           + Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
           + Nền tảng Hệ thống thông tin quản lý Trạm Y tế.
           + Nền tảng khám chữa bệnh thanh toán không dùng tiền mặt.
            3. Thanh tra
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện chuyển đối số trong lĩnh vực phụ trách theo thẩm quyền.
4. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, TTYT huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị, dự toán, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch.
Trên đây là nội dung Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế năm 2023. Sở Y tế yêu cầu các phòng chức năng Sở và các đơn vị căn cứ kế hoạch tổ chức thực hiện./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,617
  • Hôm nay734,027
  • Tháng hiện tại17,685,331
  • Tổng lượt truy cập477,578,018
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây