Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ hai - 15/11/2021 15:07
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Công văn số 6374/BYT-CNTT ngày 06/8/2021 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế; Công văn số 4420/BYT-CNTT ngày 19/8/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số y tế và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phát triển Chínhquyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Đặt trọng tâm vào thực hiện Y tế thông minh, Chuyển đổi số trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời. Cung cấp các dịch vụ công lĩnh vực Y tế nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý và thực hiện công việc góp phần nâng cao hiệu quả công việc. 1. Mục tiêu cụ thể đến 2025 1.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước: - 100% văn bản điện tử được ký số và trao đổi qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (Trừ văn bản mật theo quy định), hướng tới văn phòng không giấy. - 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). - 100% đơn thư và khiếu nại đủ điều kiện xử lý, giải quyết được cập nhậttrong phần mềm quản lý tiếp dân và đơn thư khiếu nại. - Trên 90% người dân sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh,chữa bệnh. - 80% các Bệnh viện/Trung tâm Y tế triển khai bệnh án điện tử. - 100% các Bệnh viện/Trung tâm Y tế triển khai nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa vàđăng ký khám, chữa bệnh từ xa. (trừ các đơn vị không có chức năng khám chữa bệnh). - 100% nhà thuốc, quầy thuốc kết nối liên thông dữ liệu Dược quốc gia. - Trên 90 % người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử kết nối với các hệ thốngthống tin bệnh viện và hệ thống phần mềm quản lý trạm y tế xã. - 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năngtheo quy định của Bộ Y tế. - 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thốngthống kê y tế điện tử. - Triển khai hệ thống quản lý và đấu thầu thuốc qua mạng. - Hình thành Trung tâm điều hành y tế thông minh. - 100% đơn vị sử dụng hiệu quả các phần mềm phục vụ công việc: Phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm thống kê y tế, phần mềm kế toán, các phần mềm chuyên môn khác. - Đảm bảo tất cả các hệ thống thông tin được bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin mạng. 100% Các máy tính được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền. 1.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp: - 100% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 80% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. - 100% đơn vị khám chữa bệnh tuyến tỉnh và huyện sử dụng hóa đơn điện tử; 100% cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện triển khai thanh toán điện tử không sử dụng tiền mặt. - Đảm bảo 100% lịch công tác lãnh đạo được đăng tải công khai trên Trang thông tin điệntử. - Duy trì trang thông tin điện tử của ngành và các đơn vị trực thuộc, công khai đầy đủ các thông tin về giá thuốc, giá vật tư y tế, giá trang thiết bị y tế, giá dịch vụ khám, chữa bệnh, kết quả thực hiện TTHC... theo quy định. 1.3. Mục tiêu ứng dụng CNTT và bảo đảm an toàn thông tin về lĩnh vực y tế: - Trên 70% người dân được quản lý sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe điện tử kết nối với hệ thống quản lý khám chữa bệnh (HIS) và hệ thống quản lý trạm Y tế xã. - Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa và có nền tảng hỗ trợ đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến. - Ít nhất 01 Bệnh viện/Trung tâm Y tế chuyển đổi số thành công, triển khai thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, hoàn toàn không dùng hồ sơ giấy, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. - Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. - Hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian chuyển bệnh nhân. - Phối hợp với Sở thông tin và Truyềnthông, Công an tỉnh, cùng các đơn vị liên quan trong việc tăng cường tập trungvào khả năng phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin, nhanhchóng khôi phục trở lại trạng thái bình thường của hệ thống khi xảy ra sự cố. III. NHIỆM VỤ 1. Hoàn thiện môi trường pháp lý - Ban hành quy chế sử dụng, khai thác dữ liệu, bảo mật dữ liệu và đảm bảo an ninh mạng các hệ thống phần mềm Quản lý khám chữa bệnh, quản lý cán bộ, quản lý trạm y tế, quản lý văn bản và điều hành. - Ban hành hướng dẫn về đảm bảo an toàn hệ thống máy tính tại các đơn vị. - Căn cứ các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ TTTT, UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan để kịp thời ban hành các quy định đáp ứng công tác ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh, thanh toán Bảo hiểm Y tế và quản lý, điều hành. 2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật - Xây dựng hệ thống máy chủ ngành Y tế (chủ yếu tập trung tại các cơ sở khám chữa bệnh) để tập trung dữ liệu khám chữa bệnh, y tế dự phòng phục vụ quản lý và điều hành. - Xây dựng hệ thống phòng họp trực tuyến tại Sở Y tế để tổ chức hội nghị từ xa với các đơn vị trực thuộc. - Xây dựng trung tâm điều hành y tế thông minh tại Sở Y tế, kết nối với các cơ sở dữ liệu về y tế để hỗ trợ công tác quản lý, điều hành của ngành Y tế. - Xây dựng, nâng cấp hạ tầng phần cứng, mạng nội bộ của các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế. 3. Phát triển dữ liệu - Xây dựng hệ thống thông tin của quốc gia về y tế bao gồm: hệ thốngthông tin về nhân lực y tế, hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm, dược, trangthiết bị và công trình y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, môi trường y tế, Ydược học cổ truyền, HIV-AIDS. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh. - Phát triển nền tảng tích hợp dữ liệu y tế kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về y tếvới các hệ thống y tế chuyên ngành. - Các cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tintại các cơ sở khám, chữa bệnh để xây dựng “bệnh viện thông minh” để thực hiện. - Thu thập, xây dựng dữ liệu hồ sơ sức khỏe toàn dân và các dữ liệu về y tế khác trên địa bàn tỉnh. 4. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ - Triển khai sử dụng hệ thống thống kê y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Tiếp tực đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Y tế. - Các Bệnh viện/Trung tâm Y tế tổ chức và triển khai hệ thống đăng ký, khám chữa bệnh từxa; hệ thống quản lý thông tin công việc, văn bản, điều hành, quản lý hoạt độngtài chính, hoạt động dịch vụ tiến tới chuyển đổi số trong quản trị bệnh viện. - Tiếp tục triển khai hệ thống thông tin Hồ sơ sức khỏe điện tử, tiêmchủng, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm. - Cung cấp dịch vụ đăng ký khám, chữa bệnh qua mạng và tư vấn chăm sóc y tế từ xa. 5. Bảo đảm an toàn thông tin - Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin với các quy định về: kiểm soát truy cập; quản lý, vận hành hệ thống thông tin; quản lý tài sản phần cứng, phần mềm. - Mua bản quyền phần mềm diệt virus, lọc thư, bảo mật trên môi trường Internet, tường lửa và nâng cấp hệ điều hành bản quyền.
Xây dựng và triển khai kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
6. Phát triển nguồn nhân lực Xây dựng đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin của ngành y tế để thực hiện công tác tham mưu ứng dụng CNTT trong quản lý và khám, chữa bệnh; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, xử lý các sự cố mạng, sự cố về an toàn thông tin trong ngành Y tế. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức xử lý sự cố an toàn thông tin mạng và kỹ năng quản lý hệ thống thông tin, hệ thống máy tính cho chuyên trách và phụ trách công nghệ thông tin các đơn vị. IV. GIẢI PHÁP 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, công tác điều hành, chuyển đổi số y tế, đảm bảo an toàn thông tin mạng và phát triển chính quyền số. - Thúc đẩy, tạo điều kiện việc nghiên cứu, sáng kiến ứng dụng các công nghệ số trong y tế. - Triển khai các kênh hỗ trợ trực tiếp, trực tuyến (báo, tạp chí điện tử, phát thanh - truyền hình, mạng xã hội...) để hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng khi sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến. 2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp - Phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông lớn xây dựng hệ thống máy chủ tập trung dữ liệu khám chữa bệnh, y tế dự phòng phục vụ quản lý và điều hành. Phối hợp xử lý các sự cố về an toàn thông tin và sự cố phần cứng. - Phối hợp với Bưu điện cung cấp dịch vụ bưu chính công ích tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC cho tổ chức và cá nhân.