Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương 

Thứ ba - 20/12/2022 16:08
Do thói quen và tiện lợi khi sử dụng, rác thải nhựa ở Việt Nam đã gia tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là túi ni lông (siêu mỏng, khó phân hủy và thường thải bỏ sau một lần sử dụng; việc xử lý túi ni lông thải chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp vì giá trị thu hồi để tái chế thấp). Rác thải nhựa đại dương hiện nay là vấn đề môi trường toàn cầu. 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Quyết định số số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 về tăng cường quản lý đối với phế liệu nhập khẩu, trong đó có nhựa phế liệu. Theo các văn bản nêu trên, đã đẩy mạnh, chú trọng việc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông khó phân hủy, hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi này.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (trong đó mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa). Kế hoạch này nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương như đã được xác định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp mang tính tổng thể, lâu dài và toàn diện theo năm nhóm chính sau: (i) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; (ii) Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển; (iii) Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; (iv) Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; (v) Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Các giải pháp này đã thực thi thành công, bảo đảm hiệu quả cũng như tính bền vững ở nhiều mô hình thực tế tại nhiều nước trên thế giới song cũng luôn cần sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường việc giảm thiểu, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đã được đẩy mạnh, phổ biến đến tận người dân về giảm chất thải nhựa.

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,454
  • Hôm nay534,916
  • Tháng hiện tại17,486,220
  • Tổng lượt truy cập477,378,907
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây