Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý GD&ĐT và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục

Chủ nhật - 17/07/2022 13:19
Đây là một trong số các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Kế hoạch số 127/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Cụ thể:
a) Đổi mới mô hình, quy trình quản lý, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính
- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số.
- Triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến (tích hợp Hệ thống thông tin một cửa điện tử) với các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành để cung cấp dịch vụ số, kết nối với Cổng dịch vụ công của tỉnh; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4;
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ (như trợ lý ảo, trả lời tự động); thử nghiệm nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
b) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý GD&ĐT - Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đảm bảo phục vụ tất cả cơ quan quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn của ngành giáo dục Bình Phước (bao gồm cơ sở dữ liệu về người học, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính - đầu tư, kiểm định chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo);
- Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục; kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo đến Bộ GD&ĐT; kết nối dữ liệu giữa ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương phục vụ công tác báo cáo, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý giáo dục;
- Phát triển trung tâm điều hành, giám sát thông tin ở cơ quan quản lý giáo dục và trường học, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ hoạt động quản lý giáo dục.
c) Phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ quản trị các cơ sở giáo dục
- Triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới các cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán 5 bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc của ngành giáo dục.
- Trên nền tảng cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt, truyền thông và kết nối với các nền tảng ứng dụng trong và ngoài ngành giáo dục; triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
d) Xây dựng môi trường số kết nối
 - Triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành giáo dục kết nối với trục tích hợp, liên thông dữ liệu quốc gia; triển khai nền tảng quản lý mã định danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành giáo dục theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT;
- Ứng dụng công nghệ internet vạn vật (IoT) trong số hóa, giám sát, quản lý và khai thác các nguồn lực, đối tượng và hoạt động giáo dục trong nhà trường, đảm bảo kết nối thời gian thực với hệ thống thông tin quản trị nhà trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,362
  • Hôm nay406,224
  • Tháng hiện tại20,960,637
  • Tổng lượt truy cập480,853,324
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây