Chương trình chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin đến năm 2025 của ngành Thông tin và Truyền thông

Thứ bảy - 23/07/2022 16:24
Ngày 17/3/2022 Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-STTTT về triển khai Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025 của ngành Thông tin và Truyền thông.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực như sau:
1. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ:
- 100% công chức, viên chức từ cấp phó phòng trở lên được cấp chứng thư số sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản, tài liệu điện tử.
- 100% hồ sơ công việc tại Sở; 100% hồ sơ công việc tại các đơn vị trực thuộc (đơn vị) được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% văn bản phát hành được ký số (trừ văn bản mật)
- 100% văn bản đi, văn bản đến được số hóa và lưu trữ điện tử.
- 80% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê ngành thông tin và truyền thông được thực hiện qua hệ thống báo cáo của ngành; chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống báo cáo của ngành với hệ thống báo cáo của tỉnh và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 100% cuộc họp giao ban được tổ chức thông qua hệ thống phòng họp không giấy ecabinet.
- 100% công chức, viên chức sử dụng hệ thống mail công vụ để trao đổi trong quá trình xử lý công việc.
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
2. Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp:
- 100% thủ tục hành chính của ngành được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được triển khai trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- 100% dịch vụ công có hồ sơ phát sinh trong năm được nộp trực tuyến và xử lý trên môi trường điện tử.
- 95% người dân, doanh nghiệp hài lòng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.
- Phát triển, chuyển đổi dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn của ngành sang dữ liệu số.
- Cung cấp dữ liệu mở của ngành thông tin và Truyền thông phục vụ nhu cầu tra cứu, thực hiện dịch vụ công và các nhu cầu chuyên môn của tổ chức, cá nhân.
3. Về đảm bảo an toàn thông tin:
 - Đảm bảo các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 04 lớp, đáp ứng các quy trình, quy định cụ thể về an toàn thông tin.
- Hoàn thành xác định cấp độ an toàn thông tin đối với tất cả hệ thống thông tin do Sở quản lý.
- Trên 90% máy tính của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thông tin và Truyền thông được cài đặt phần mềm chống mã độc, kết nối với trung tâm giám sát an toàn thông tin SOC.
- Nâng cao chất lượng nhân sự về an toàn thông tin, đáp ứng yêu cầu về xử lý, khắc phục khi xãy ra sự cố mất an toàn thông tin.
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1. Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
a) Xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ chính quyền số trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tại tỉnh:
+ Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.
+ Hoàn thiện Trung tâm dữ liệu của tỉnh đáp ứng hạ tầng cài đặt các ứng dụng của tỉnh và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
+ Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của sở, ngành, địa phương và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài.
+ Xây dựng, phát triển nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ, tiện ích trong Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
+ Xây dựng kế hoạch ứng dụng các nền tảng số quốc gia để chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển dữ liệu số:
+ Phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ứng dụng, dịch vụ Chính quyền số trong nội bộ của sở, ngành; thực hiện chia sẻ hiệu quả dữ liệu chuyên ngành của các sở, ngành với các địa phương; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
+ Xây dựng kho dữ liệu để lưu trữ dữ liệu điện tử của các công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước trên cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
+ Xây dựng Hệ thống phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu số từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của sở, ngành, địa phương. Tiếp tục duy trì và phát triển Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).
b) Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm, lĩnh vực ưu tiên, mô hình thí điểm theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh.
2. Chuyển đổi số ngành Thông tin và Truyền thông.
a) Phát triển Chính quyền số
- Tổ chức thu thập và thực hiện số hóa dữ liệu, chuẩn hóa cấu trúc và chuyển đổi dữ liệu thuộc chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông thành dữ liệu điện tử.
- Công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin, chia sẽ dữ liệu ngành thông tin và Truyền thông, triển khai kết nối, liên thông dữ liệu với các hệ thống thông, cơ sở dữ liệu thông qua các hệ thống nền tảng chia sẻ, tích hợp LGSP, NGSP
- Tăng cường sử dụng các hệ thống, phần mềm dùng chung trong hoạt động điều hành, xử lý công việc của ngành Thông tin và Truyền thông: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; Hệ thống quản lý văn bản và Điều hành; Hệ Thống Hội nghị truyền hình trực tuyến; Hệ thống thư điện tử; Hệ thống họp không giấy; Ứng dụng chữ ký số.
- Triển khai có hiệu quả các hệ thống thông tin, ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước như: Hệ thống lắng nghe mạng xã hội (VnSociol), hệ thống đánh giá xác định chỉ số chuyển đổi số, hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng.
- Tăng cường triển khai sử dụng các ứng dụng, dịch vụ nội bộ:
+ Vận hành ổn định, khai thác hiệu quả các phần mềm dùng chung trên địa bàn tỉnh như: Cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ; hệ thống một cửa điện tử; hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Thuê chuyên gia đánh giá an toàn an ninh thông tin mạng; Duy trì Hệ thống phần mềm họp không giấy trên địa bàn tỉnh.
+ Duy trì hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã.
+ Phát triển các ứng dụng, dịch vụ nghiệp vụ, chuyên ngành phục vụ nội bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài sở, ngành, địa phương theo nhu cầu.
+ Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số, định danh số, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.
+ Phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính các cấp, hoàn thành việc tích hợp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên cổng Dịch vụ công quốc gia.
+ Xây dựng các kênh tương tác trực tuyến để người dân tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước. + Phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.
b) Phát triển kinh tế số
- Triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số danh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số SMEdx.
- Phát triển hạ tầng nền tảng số trên các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và internet, theo dõi, chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai hạ tầng đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển hạ tầng viễn thông tại các Khu công nghiệp và Khu vực Biên giới, đảm bảo phủ sóng 100% diện tích toàn tỉnh.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng về chuyển đổi số nhằm phổ biến, thông tin về lộ trình chuyển đổi số của tỉnh, hỗ trợ, chia sẻ những mô hình chuyển đổi, những kinh nghiệm, bài học thực tế cũng như đưa ra giải pháp thực hiện chuyển đổi số hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.
c) Phát triển xã hội số
- Tiếp tục duy trì và phát triển chuyên mục chuyển đổi số trên cổng thông tin của tỉnh, tăng cường các nội dung, bài viết, các video về hướng dẫn chuyển đổi số cho người dân như: Kỹ năng sử dụng mạng xã hội; sử dụng Internet để giao dịch ngân hàng; sử dụng Internet để mua sắm trực tuyến; sử dụng tài khoản thanh toán điện tử; cài đặt, sử dụng các ứng dụng y tế, kiểm soát bệnh tật; sử dụng dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân về chuyển đổi số và công nghệ số…
- Triển khai tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị cho lãnh đạo hợp tác xã, hội, hiệp hội nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, xã hội số, giúp các hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử, ứng dụng nông nghiệp thông minh; nông dân được tập huấn, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp và cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn triển khai thực hiện Kế hoạch liên tịch đào tạo công dân điện tử trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh BP, giai đoạn 2021-2025./.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay243,610
  • Tháng hiện tại20,086,142
  • Tổng lượt truy cập479,978,829
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây