Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025.

Thứ ba - 06/12/2022 10:34
Ngày 23/9/2022 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 270/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 02 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 1.000 hộ trở lên.
- 100% thôn, ấp có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố, trang bị đủ các hạng mục thiết bị học tập; 100% trạm y tế cấp xã được trang bị các máy móc, đào tạo nâng cao chuyên môn đáp ứng nhu cầu khám, điều trị được đảm bảo; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 99% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
- Sắp xếp, bố trí ổn định 95% số hộ di cư không theo quy hoạch; các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lũ, sạt lở… Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở và đất sản xuất (chuyển đổi nghề, tạo sinh kế…) cho đồng bào DTTS.
- Tỷ lệ học sinh học DTTS ở các cấp học: mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 80%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.
- Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; 98% đồng bào DTTS tham gia BHYT. Trên 90% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 10%.
- Phấn đấu 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số.
- Bảo tồn, đầu tư và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; trên 90% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 80% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ cán bộ, công chức ở từng đơn vị và phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
Kế hoạch cũng đề ra một số nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Giải quyết đất ở cho 906 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 2.628 hộ (sửa nhà ở là 756 hộ và xây mới 1.872 hộ); hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, sinh kế, giải quyết việc làm cho 5.017 hộ.
- Hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 3.500 hộ; đầu tư xây dựng 10 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở xã chưa có công trình nước sinh hoạt tập trung (hoặc cải tạo các công trình giếng nước tập trung đã đầu tư các chương trình khác thời hạn trên 10 năm nay chưa có kinh phí duy tu sửa chữa, nâng cấp); hỗ trợ kéo điện sinh hoạt cho 960 hộ; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho 768 hộ.
- Nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 50km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống Nhân dân; xây dựng 05 công trình điện. - Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 07 trường phổ thông dân tộc nội trú và 01 trường tiểu học vùng đồng bào DTTS và miền núi.
- Trên 90% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS.
- Đào tạo nghề cho khoảng 1.000 người; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 450 hộ đồng bào DTTS và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã đặc biệt khó khăn.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; thực hiện đầu tư bảo tồn 02 làng, bản… truyền thống tiểu biểu của các DTTS gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ đầu tư xây dựng 100% thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn, ấp vùng đồng bào DTTS và miền núi; bảo tồn 03 lễ hội truyền thống tiêu biểu; nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn 03 chương trình phát triển văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 30 đội văn nghệ được thành lập tại Nhà văn hóakhu thể thao thôn, ấp vùng đồng bào DTTS và miền núi; xây dựmg cho 30 tủ sách cho các Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ trang thiết bị cho 30 nhà văn hóa; hỗ trợ đầu tư xây dựng 02 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng DTTS; Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 01 di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS theo khu vực và toàn quốc…
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc.
- Hỗ trợ cho khoảng 8.748 hộ được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo và thời hạn vay tối đa là 15 năm để mua đất ở, xây dựng nhà ở và phát triển sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ…
Xem chi tiết kế hoạch tại đây.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6,453
  • Hôm nay40,465
  • Tháng hiện tại13,807,247
  • Tổng lượt truy cập473,699,934
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây