CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020

Thứ sáu - 19/10/2018 13:05
Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020. Đề án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội:
a) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội và thủ tục giải quyết việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng, tước quyền chăm sóc của các đối tượng trong trường hợp phụ nữ, trẻ em và đối tượng khác bị xâm hại, bị bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Ban hành mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội;
c) Ban hành tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội;
d) Ban hành tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
đ) Nghiên cứu, áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành nghề;
e) Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: cơ sở bảo trợ xã hội; trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội; trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; cơ sở tham vấn, tư vấn theo nhóm đối tượng của công tác xã hội là người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần, người nghiện ma túy và các đối tượng khác;
g) Nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách mở rộng các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng theo hướng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
2. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội:
a) Nghiên cứu, quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội với hệ thống bảo trợ xã hội;
b) Giai đoạn 2010 - 2015, hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ nhân rộng mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; trường đại học, trường nghề để cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội.
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội là mô hình mới, do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phép thành lập trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức chính trị - xã hội và cử cán bộ quản lý, điều hành.
Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm: ngân sách nhà nước hỗ trợ, nguồn thu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cho chương trình, dự án trong nước và quốc tế; đóng góp tự nguyện của đối tượng; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng, trang bị ban đầu cho Trung tâm trong thời gian triển khai thí điểm.
c) Tăng số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các trường đại học có đào tạo về công tác xã hội và cán bộ nhân viên công tác xã hội hoạt động độc lập;
d) Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, gồm:
- Đào tạo, đào tạo lại cho 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quân 3.500 người/năm);
- Tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 2.500 người/năm).
3. Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội:
a) Xây dựng và ban hành chương trình khung, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề công tác xã hội bảo đảm liên thông với đào tạo đại học nghề công tác xã hội;
b) Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về công tác xã hội;
c) Hỗ trợ các khoa có đào tạo công tác xã hội tại các cơ sở đào tạo;
d) Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội.
4. Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội./.
 

Tác giả: N.Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5,653
  • Hôm nay957,778
  • Tháng hiện tại16,908,582
  • Tổng lượt truy cập476,801,269
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây