Nhiệm vụ, giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025

Thứ hai - 27/06/2022 07:55
Tiếp tục xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải là một trong các mục tiêu quan trọng, tại Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 17/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Tiếp tục xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải là một trong các mục tiêu quan trọng, tại Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 17/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các đơn vị như sau:
Sở Giao thông Vận tải: Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm đang triển khai của tỉnh từ nay đến 2025; Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng các trạm dừng nghỉ để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh, bảo đảm người lái xe không quá 04 giờ là được dừng nghỉ theo quy định; phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ; phối hợp các địa phương có đường thủy nội địa kiểm tra các bến đò ngang và phương tiện thủy, bảo đảm bến đò và phương tiện đủ điều kiện an toàn theo quy định hiện hành.
Công an tỉnh: Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương làm tốt công tác tuyên truyền về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh với nhiều nội dung phong phú và hình thức đa dạng; phối hợp tốt với các lực lượng khác trong công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh; bố trí lực lượng thường xuyên có mặt trên các tuyến đường trọng điểm vào những giờ cao điểm thường xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Đồng thời, chú trọng tuần tra lưu động để hạn chế các vi phạm xảy ra.
 Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương nghiên cứu thành lập mới các trạm cấp cứu y tế hoặc nâng cao năng lực các cơ sở y tê hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, đáp ứng trực cấp cứu 24/24 giờ tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở y tế. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người lái xe đảm bảo đúng quy định, xử lý nghiêm các tô chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện; tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật, tình nguyện viên hội chữ thập đỏ và người tham gia giao thông.
Sở Giáo dục và Đào tạoĐưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, văn hóa giao thông vào chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp vào nội dung một số môn học, và hoạt động giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông; tăng cường tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông thông qua các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên; phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có biện pháp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật TTATGT, kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên vi phạm. Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật về TTATGT vào bộ tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh, sinh viên hàng năm.
Sở Xây dựngHướng dẫn việc lồng ghép các giải pháp bảo đảm TTATGT trong các giai đoạn quy hoạch, quản lý quy hoạch, công tác phát triển đô thị, đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông; kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Sở Thông tin và Truyền thôngChỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về an toàn giao thông trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở. Tiếp tục đổi mới cách thức tuyên truyền, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền nhằm từng bước xây dựng và hình thành văn hóa giao thông trong toàn dân; phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định, cấp phép, xuất bản tài liệu tuyên truyền về an toàn giao thông. Đồng thời, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền, xuất bản, phát hành ấn phẩm về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchPhối hợp các cơ quan liên quan hoàn thiện và cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông; tuyền truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng các hình thức văn hóa truyền thống; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ để loại bỏ những thông tin kích động hành vi vi phạm quy định pháp luật về TTATGT trước khi cho lưu hành các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật.
Sở Tư phápKịp thời thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn giao thông, phối hợp các ngành và địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương sinh hoạt trong “Ngày pháp luật” các nội dung trên lĩnh vực TTATGT.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Thực hiện tốt quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân sự, đào tạo, sát hạch lái xe quân sự, kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường xe - máy quân sự, phương tiện vận tải thủy; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định của pháp luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội đôi với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của địa phương xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT gây hậu quả nghiêm trọng.
Sở Tài chínhTham mưu đề xuất phân bổ kinh phí đầy đủ, kịp thời, đúng quy định phục vụ có hiệu quả cho công tác bảo đảm TTATGT; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án an toàn giao thông, mua sắm phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phốChỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về TTATGT, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến tích cực trong hành vi của người tham gia giao thông; chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về TTATGT, sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt là tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022  2025.
Với sự phân công nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng các cơ quan, đơn vị  trên góp phần đưa tiêu chí xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống “Văn hóa giao thông”, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, nhằm xây dựng môi trường văn hóa giao thông an toàn và thân thiện trên tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022  2025.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,208
  • Hôm nay27,071
  • Tháng hiện tại19,203,577
  • Tổng lượt truy cập479,096,264
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây