- Đối với công tác tuyên truyền:
+ Sử dụng một cách hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh của mạng lưới truyền thông nhằm chuyển tải một cách trực quan sinh động dễ hiểu các thông tin, thông điệp kiến thức về an toàn giao thông đến cộng đồng.
+ Huy động các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật bảo đảm TTATGT; tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, từ xã phường đến thôn, bản, các khu công nghiệp...
+ Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng: tuyên truyền trực quan, tuyên truyền lưu động, sử dụng thông điệp, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề ATGT; phát triển các ứng dụng tiện ích có gắn kèm với tính năng tuyên truyền về an toàn giao thông cho các thiết bị điện thoại thông minh/máy tính bảng.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trong các doanh nghiệp vận tải, đối với người điều khiển phương tiện;
+ Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền theo chuyên đề: phòng, chống uống rượu bia đối với lái xe; tuân thủ quy định tốc độ; đội mũ bảo hiểm; quy tắc an toàn khi vượt qua đường sắt; hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; điều kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy chở khách với các khẩu hiệu dễ nhớ, dễ làm theo.
- Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền tổ chức cuộc vận động xây dựng Quỹ xã hội từ thiện “Chung sức vượt nỗi đau tai nạn giao thông”.