Bình Phước đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024

Thứ sáu - 22/03/2024 16:48
Nhằm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong các lĩnh vực, đưa công tác THTK, CLP trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan góp phần huy động, phân bố, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đây mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nâng cao ý thức trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công chức, viên chức; định hướng cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động kế hoạch hành động thực hiện chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên. Ngày 01/3/2024, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 01/3/2024 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp vốn nhà nước thực hiện một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, cụ thể như sau:
     1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
    Thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được Hội đồng nhân dân thông qua. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặt biệt là các khoản chi mua sắm, sữa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình bảo đảm đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
      2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
    Việc phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội; bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, dự án chuyển tiếp theo tiến độ. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; Thực hiện nghiêm các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện tạm ứng, thu hồi, tạm ứng, nghiệm vthu, thanh toán vốn đầu tư công theo đúng quy định.
      3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công
      Tập trung đẩy nhanh công tác sắp xếp, xử lý nhà đất theo quy định để đảm bảo mục  tiêu đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong phạm vị toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định, không để lãng phí, sai phạm lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa. Triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý, đảm bảo trước năm 2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê tài sản công.
      4. Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
      Thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả theo các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình THTK, CLP của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy nguồn lực kinh tế, tài chính đất đai cho phát triển kinh tế.
       5. Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp
     Có giải pháp cụ thể để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giải đoạn 2022-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022. Thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai… doanh nghiệp nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thống qua việc thoái vốn, bảo đảm các  doanh nghiệp nhà nước tập trung lĩnh vực kinh doanh chính.
       6. Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
      Tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết, kết luận của Bộ Chính tị, Ban Bí thư, các Nghị  quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối  bên trọng các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tác giả: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập752
  • Hôm nay83,143
  • Tháng hiện tại1,349,287
  • Tổng lượt truy cập437,152,906
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây