Ngoại giao văn hóa lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp là trung tâm

Thứ ba - 27/12/2022 10:32
Gắn kết Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với việc triển khai các chiến lược trong lĩnh vực đối ngoại, văn hóa, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, khoa học, giáo dục..., Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và các văn bản được thông qua phù hợp với định hướng, chủ trương đường lối đối ngoại, chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp là trung tâm ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 theo đó hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2023 với các biện pháp như sau.
      1. Góp phần thúc đẩy quan hệ, hợp tác, xây dựng lòng tin với các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm là các nước láng giềng, khu vực, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng các khu vực có tiềm năng thúc đẩy quan hệ.
     - Tăng cường lồng ghép linh hoạt, thực chất các hoạt động ngoại giao văn hóa trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới các nước và trong chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước tới Việt Nam; lồng ghép việc giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam trong các bài phát biểu, nội dung trao đổi, trong ấn phẩm, quà tặng của lãnh đạo cấp cao.
     - Tiếp tục đưa ngoại giao văn hóa trở thành một nội dung quan trọng trong trao đổi tại các cơ chế hợp tác song phương và đa phương như Ủy ban liên Chính phủ, tham vấn chính trị, các đề án, chương trình phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như trong các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại lớn của các cấp, các ngành và địa phương.
     - Sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức các chương trình Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp các sự kiện quan trọng như kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày Quốc khánh...
       2. Hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế
       - Tích cực tham gia chủ động, trách nhiệm tại các tổ chức, diễn đàn văn hóa cấp khu vực và thế giới như: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), các tổ chức phi Chính phủ về văn hóa...
      - Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng về văn hóa, giáo dục, khoa học... mà Việt Nam và các nước cùng quan tâm thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trao đổi quốc gia, khu vực và quốc tế.
      - Tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa giữa các học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sỹ, nhà báo, học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam với các nước, các tổ chức trên thế giới.
       3. Quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
      - Tiếp tục triển khai các chương trình lớn về ngoại giao văn hóa qua đó góp phần định hình thông điệp quốc gia, toát lên hình ảnh Việt Nam là một đất nước văn minh, an toàn, tươi đẹp; văn hóa độc đáo, giàu truyền thống; phát triển năng động; con người thân thiện, mến khách; điểm đến đáng tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư; đồng thời tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài tại địa phương qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ngành nghề, địa phương.
      - Tiếp tục tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, cá nhân tiêu biểu như: danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An... và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó tăng cường việc tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh các tư tưởng cao đẹp của Người, được cộng đồng quốc tế chia sẻ như thúc đẩy hòa bình, bình đẳng giữa các dân tộc, độc lập chủ quyền và hợp tác quốc tế.
      - Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài trong việc giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống; nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hàng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt.
        - Tiếp tục tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa quốc tế có uy tín, tiến tới đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế... tầm khu vực và quốc tế; đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm văn hóa đặc sắc; chú trọng xuất bản và phổ biến ra nước ngoài các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, chất lượng;
       - Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa do đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hoặc do chính quyền, người dân sở tại xây dựng như: không gian tín ngưỡng; ẩm thực Việt Nam; “Góc Việt Nam” tại các thư viện, bảo tàng; các khoa “Việt Nam học” tại các trường Đại học; các công trình, biểu tượng hữu nghị của Việt Nam và các nước.
       4. Vận động, đa dạng hóa và bảo tồn, phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế của Việt Nam
       - Tiếp tục lồng ghép hiệu quả, thực chất việc bảo tồn và phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế đã được công nhận vào các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, hợp tác, đầu tư... của các địa phương qua đó thúc đẩy việc giới thiệu và quảng bá các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa của đất nước.
       - Tiếp tục xây dựng, vận động công nhận mới các loại hình danh hiệu như: di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, khu dự trữ sinh quyển thế giới, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới, thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố vì học tập... và các danh hiệu quốc tế khác.
         5. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
         - Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về văn hóa nhằm đưa tinh hoa văn hóa của Việt Nam ra thế giới, góp phần bổ sung tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hóa, tri thức, kinh nghiệm hay, khoa học tiên tiến thế giới vào Việt Nam, từ đó kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hoàn thiện và phong phú hơn kho tàng văn hóa, tri thức của Việt Nam.
        - Phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu sai trái, xuyên tạc, tuyên truyền không đúng sự thật về các lãnh tụ, danh nhân, lịch sử, văn hóa, đường lối chính sách, đất nước, con người Việt Nam. Đẩy lùi hạn chế, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập686
  • Hôm nay80,569
  • Tháng hiện tại8,789,177
  • Tổng lượt truy cập492,652,615
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây