Tổng quan về tình hình sản xuất, sử dụng và buôn bán ma túy trên thế giới, trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á và ở Việt Nam.

Thứ sáu - 08/07/2022 15:58
Buôn bán, tàng trữ, sử dụng và lạm dụng ma túy đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, cần được giải quyết của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trên thế giới, tình hình sản xuất ma túy: Năm 2018, sản lượng thuốc phiện toàn cầu lên đến 7.790 tấn, hiện nay hơn 8.000 tấn – mức cao thứ hai kể từ cuối những năm 1930, chủ yếu là được sản xuất tại 3 nước Afghanistan, Mexico và Myanmar – 3 nước sản xuất lớn nhất thế giới. Lượng methamphetamine bị thu giữ trong khu vực Đông Á và Đông - Nam Á gia tăng hằng năm trong suốt thập kỷ qua, đây là một thực tế khác với các khu vực còn lại của thế giới. Các quốc gia trong khu vực xác nhận lượng methamphetamine bị thu giữ lên tới 115 tấn trong năm 2019. Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm số liệu của Trung Quốc với lượng methamphetamine bị thu giữ lên tới 30 tấn/năm trong vòng năm năm trở lại đây.
Tình hình sử dụng ma túy: Theo Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), vấn đề lạm dụng ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, số người sử dụng chất kích thích dạng Amphetamine (ATS), chất hướng thần, gây ảo giác đang gia tăng mạnh, đặc biệt tại khu vực Châu Á. Tính đến hết năm 2017, thế giới có khoảng 250 triệu người ở độ tuổi từ 15 tuổi đến 64 tuổi từng sử dụng chất ma túy, trong đó khoảng 10% đã nghiện, chiếm hơn 0,3% dân số thế giới. Trong khu vực, Hội nghị phòng, chống, kiểm soát ma túy các nước tiểu vùng sông Mekong năm 2017 đã ghi nhận tình hình ma túy hết sức phức tạp: Trung Quốc có hơn 3 triệu người nghiện ma túy, trên 60% sử dụng ATS; Thái Lan có hơn 500.000 người nghiện ma túy, 94% sử dụng ATS; Lào khoảng 70.000 người nghiện ma túy, trên 80% sử dụng ATS; Campuchia hơn 16.000 người nghiện ma túy, trên 90% sử dụng ATS; tại Philippin 100% người nghiện sử dụng ATS.
- Tình hình buôn bán ma túy: Tuy đường thủy không phải là tuyến đường phổ biến để buôn lậu ma túy nhưng một khi các cơ quan thực thi pháp luật đường thủy hoạt động có hiệu quả thì sẽ có tác động rất lớn đến cuộc chiến chống buôn lậu ma túy. Bằng chứng là lượng ma túy bị bắt giữ trên biển trung bình trong mỗi vụ thường cao hơn so với trên bộ. Ví dụ, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, trung bình mỗi vụ bắt giữ ma túy trên biển là 365 kg, trong khi trên bộ (đường bộ và đường sắt) là 107 kg và đường hàng không là 10 kg. Báo cáo Tình hình Ma túy Toàn cầu 2015 cũng nhấn mạnh rằng các tuyến đường buôn lậu ma túy dạng thuốc phiện liên tục chuyển dịch, thay đổi. Các vụ bắt giữ ma túy gần đây cũng cho thấy hiện tượng các lô hàng heroin lớn từ Afghanistan được nhập lậu qua Ấn Độ Dương vào Đông Phi và Nam Phi ngày càng phổ biến. Tây Phi tiếp tục trở thành khu vực trung chuyển buôn lậu cocaine từ Đại Tây Dương đi Tây Âu và Đông Âu. Về phần mình, Tây Âu và Đông Âu cũng đang nổi lên như một khu vực quá cảnh và điểm đến của loại ma túy này.
Trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á: Nhìn chung, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện và sản xuất bất hợp pháp các chất ma túy tổng hợp, đặc biệt là methamphetamine đang gia tăng, đe dọa nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Trong đó, Myanmar tiếp tục là nước có diện tích trồng thuốc phiện lớn nhất ở Đông Nam Á (43.600 ha) và đứng thứ hai thế giới, chỉ̉ sau Afghanistan. Ngoài ra, số lượng methamphetamine dạng viên được sản xuất tại Myanmar và phần lớn trong số đó được vận chuyển sang thị trường các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong đã tăng gấp 4 lần, từ 32 triệu viên năm 2008 lên 136 triệu viên năm 2011. Đáng lưu ý là tình trạng buôn bán và sử dụng ketamine, chất gây ảo giác thường được sử dụng trong thú y, hiện là vấn đề đáng quan tâm của một số nước trong khu vực và đang gia tăng ở Trung Quốc, Malaysia,… (Báo cáo của Bộ Công an tại Hội nghị đánh giá công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tháng 9/2012). Trong khi đó, tình hình buôn lậu ma túy vẫn tiếp tục gia tăng ở khu vực này. Nếu như vào năm 2013, đã thu giữ được 128.9 kg và 335.470 viên ma túy tổng hợp, thì chỉ̉ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã thu giữ tới 778,5 kg và 347.991 viên ATS. Heroin chủ yếu được vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc, còn ma túy tổng hợp lại được vận chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam (qua Lạng Sơn).
Ở Việt Nam: Theo số liệu từ Bộ Công an, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý liên tục tăng qua các năm. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 235.012 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (khoảng 96,2% là nam giới, 3,8% là nữ giới), chiếm khoảng 0,24% dân số cả nước, tăng trên 10% (tương đương 23.869 người) so với năm 2016 (với 210.751 người), trung bình mỗi năm tăng 2,5%. Trong đó, 14,5% người nghiện đang được quản lý trong các cơ sở cai nghiện, 20,5% người đang trong trại giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và 65% người đang sinh sống ngoài xã hội, đây cũng là nguy cơ gây mất an ninh, trật tự ở nhiều địa phương, gây ra những khó khăn, thách thức rất lớn trong công tác tổ chức can thiệp dự phòng nghiện ma túy và cai nghiện ma túy. Đặc biệt, tình trạng sử dụng trái phép ma túy tổng hợp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sứa khỏe, tâm sinh lý người nghiện, nhiều người sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi (ngáo đá) gây ra các vụ án mạng, cố ý gây thương tích, tại nạn giao thông làm chết nhiều người, gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây lo lắng, bất bình trong dư luận./.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,049
  • Hôm nay49,474
  • Tháng hiện tại13,816,256
  • Tổng lượt truy cập473,708,943
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây