Một số nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong trường học giai đoạn 2024-2025

Thứ ba - 11/06/2024 10:27 75
Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm của thành viên nhà trường trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy đối với thế hệ trẻ ở trong và ngoài nhà trường; phối hợp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị chung tay tham gia công tác PCMT nhằm tạo ra phong trào rộng khắp toàn tỉnh và xây dựng cơ chế tự phòng vệ cho toàn xã hội trước sự đa dạng, tinh vi của tệ nạn ma túy, ngày 10/6/2024 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 2354/KH-SGDĐT về triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy trong trường học giai đoạn 2024-2025.
Theo đó, Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể và các giải pháp thực hiện như sau:
- Các mục tiêu cụ thể:
+ 100% trường học xác định được thực trạng công tác PCMT trong nhà trường (ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân hạn chế, yếu kém); hiệu quả của việc tuyên truyên, giáo dục PCMT cho các thành viên nhà trường, từ đó đề xuất các biện pháp tiếp cận mới, tổng quát và hiệu quả hơn;
+ 100% trường học tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCMT với các hình thức, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường;
+ Ít nhất 90% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được trang bị kiến thức và kỹ năng PCMT để có đủ năng lực thực hiện được việc tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung tuyên truyền, giáo dục PCMT trong các môn học, các hoạt động giáo dục và giải quyết các vướng mắc liên quan đến vấn đề ma tuý cho học sinh, học viên khi cần;
+ 100% trường học thành lập Ban chỉ đạo PCMT thực hiện nhiệm vụ thường xuyên gắn với nhiệm vụ, hoạt động của nhà trường trong từng năm học; thiết lập được đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, tư vấn, hỗ trợ và có giải đáp phù hợp, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác PCMT trong trường học.
- Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
+ Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện:
Sở GD&ĐT kiện toàn Ban chỉ đạo PCMT cấp Ngành; các Phòng GD&ĐT kiện toàn Ban chỉ đạo PCMT cấp Phòng và các cơ sở giáo dục kiện toàn Ban chỉ đạo PCMT cấp trường.
Ban chỉ đạo PCMT có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCMT trong nhà trường.
+ Tổ chức nắm thông tin về thực trạng tệ nạn ma túy và công tác PCMT tại các trường học:
Ngành Giáo dục chủ động phối hợp với ngành Công an, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), ngành Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê danh sách giáo viên, học sinh, học viên có liên quan đến tệ nạn ma túy để xử lý theo quy định của luật pháp. Nhà trường phối hợp với gia đình và địa phương tổ chức cai nghiện đối với các trường hợp giáo viên, học sinh nghiện ma túy.
Ngành Giáo dục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phát hiện sớm giáo viên, học sinh có nguy cơ liên quan đến ma túy để tư vấn, giúp đỡ kịp thời.
Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, hội nghị tại các địa bàn phức tạp về ma túy, qua đó đánh giá thực trạng tình hình triển khai thực hiện công tác PCMT 3 trong nhà trường.
Xây dựng cơ chế thống kê, báo cáo thường xuyên theo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác PCMT và biện pháp xử lý thành viên nhà trường liên quan đến tệ nạn ma túy.
+ Tổ chức truyền thông PCMT trong nhà trường:
Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT, các nhà trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT trong nhà trường cho học sinh, gồm: Xây dựng kế hoạch truyền thông PCMT cho các giáo viên, học sinh trong nhà trường; Tổ chức tuyên truyền trên website, cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; Hằng năm, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về PCMT, nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, học viên; định kỳ một năm 02 lần phối hợp tổ chức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin chuyên đề về PCMT cho học sinh, học viên tại nhà trường; Tổ chức tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác các tác phẩm tuyên truyền về PCMT; lồng ghép tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCMT trong các hoạt động cho học sinh, học viên; Triển khai tài liệu, học liệu đến các cơ sở giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp để tuyên truyền trong “Tháng hành động PCMT” của nhà trường hằng năm; - Phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, học viên; Hằng năm, tổ chức cho học sinh ký cam kết chấp hành pháp luật về không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng ma túy; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào PCMT; Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận những thông tin, phản ánh của các giáo viên, học sinh, học viên qua đó tư vấn, hỗ trợ và giải đáp những vấn đề về PCMT trong trường học.
Các nhà trường bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hạt nhân tuyên truyền về giáo dục PCMT; nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma túy”qua đó tăng cường tuyên truyền về các tác hại của ma túy, cách phát hiện và phòng tránh nghiện ma túy; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền phục vụ các hoạt động của Câu lạc bộ về PCMT.
+ Triển khai bộ tài liệu giáo dục PCMT cho học sinh:
Triển khai bộ tài liệu được Bộ GD&ĐT phê duyệt về giáo dục kỹ năng nhận biết, PCMT phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh, học viên của các cấp học;
Thiết kế các bài giảng điện tử về kỹ năng PCMT cho học sinh, học viên các cấp.
Triển khai các bộ tài liệu kỹ năng nhận biết về PCMT cho học sinh, học viên các cấp tại tỉnh.
+ Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về PCMT:  
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán các nội dung về PCMT và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá cho cán bộ thực hiện công tác PCMT, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” trong nhà trường (tối thiểu 01 lần/năm).
+ Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục PCMT trong các hoạt động giáo dục các cấp học:
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục PCMT vào trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục cho học sinh, học viên.
+ Tăng cường công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội:
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ ma túy cho học sinh, học viên;
Tăng cường nắm thông tin của học sinh, học viên liên quan đến tệ nạn ma túy, kịp thời giáo dục, nhắc nhở và xử lý theo quy định.
Tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục trong công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT
Trang bị thiết bị, công nghệ đầu cuối phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT cho Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma túy”, Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” của các nhà trường ở địa bàn kinh tế khó khăn và phức tạp về ma túy.
+ Tăng cường công tác xã hội hóa cùng chung tay PCMT trong trường học:
Triển khai xã hội hóa dưới nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, phù hợp và thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng PCMT trong nhà trường, cơ sở giáo dục.
Các nhà trường chủ động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị phối hợp, hỗ trợ nguồn lực về con người, tài nguyên, kinh phí thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm nguồn huy động thực hiện đúng mục đích, nhiệm vụ được giao.
Xem chi tiết Kế hoạch tại đây.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập551
  • Hôm nay30,604
  • Tháng hiện tại5,801,494
  • Tổng lượt truy cập405,087,474
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây