Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ

Chủ nhật - 16/10/2022 15:01
Đây là một trong những giải pháp được đưa ra tại Quyết định số 1944/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu.

a) Tổ chức giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; các vấn đề xã hội trong và sau dịch bệnh là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (như: vấn đề việc làm, thu nhập, dịch chuyển dân cư và người lao động v.v..).

b) Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chức chính trị xã hội kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, không đề phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; xây dựng “thế trận lòng dân”.

c) Tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

d) Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia phòng ngừa tội phạm, huy động sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống tội phạm.

đ) Tăng cường phối hợp quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội hoặc tái phạm tội, như: người sử dụng trái phép chất ma túy, đối tượng “ngáo đá”, người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, số mới được đặc xá, tha tù v.v... Thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống dịch bệnh.

e) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Hải quan, Kiểm lâm...

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay281,421
  • Tháng hiện tại8,579,269
  • Tổng lượt truy cập492,442,707
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây