Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin bậc đại học

Thứ sáu - 01/07/2022 21:59
Đó là một trong những mục tiêu được đề ra tại Kết luận số 371-KL/TU ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Bình Phước đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ký ban hành.
Theo đó, trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh; nhiều dự án, đề án đã được triển khai phát huy hiệu quả; nhiều cơ sở dữ liệu được xây dựng; kiến trúc, nền tảng của chính quyền điện tử dần dần được hình thành. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn đặt ra là nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới cần có giải pháp hiệu quả để bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số (CĐS) trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của tỉnh.
Để phát huy những mặt tích cực, giải quyết những khó khăn trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy thống nhất kết luận về phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
1. Về quan điểm: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025, sơm đưa Bình Phước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu từng bước trở thành tỉnh phát triển trong khu vực phía Nam; phát triển nguồn nhân lực CNTT dựa trên nhu cầu của xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực CNTT là trách niệm của cả hệ thống chính trị và xã hội, nhằm huy động nguồn lực toàn xã hội để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài.
2. Về mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2025

- 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số.
- 60% dân số biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng.
- 100% các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình CĐS trong các ngành, các cấp.
- Đào tạo được tối thiểu 50 chuyên gia CĐS trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình CĐS tại tỉnh.
- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
- Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin bậc đại học.
b) Đến năm 2030
- Duy trì 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số.
- Trên 80% dân số biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng.
- Duy trì 100% các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình CĐS trong các ngành, các cấp.
- Đào tạo được tối thiểu 100 chuyên gia CĐS trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình CĐS tại tỉnh.
- Trên 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
- Hình thành mạng lưới đào tạo kiến thức, kỹ năng CNTT, công nghệ số đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, chiến lược đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau:
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ quá trình CĐS.
- Hỗ trợ triển khai phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa và nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lãnh đạo các cấp, ngành hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xem chi tiết Kết luận tại đây.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,165
  • Hôm nay632,647
  • Tháng hiện tại17,583,951
  • Tổng lượt truy cập477,476,638
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây