80% doanh nghiệp du lịch dịch vụ đăng ký khách lưu trú trên phần mềm Quản lý lưu trú của tỉnh.

Thứ bảy - 23/07/2022 15:25
Đó là một trong những mục tiêu của kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2022.
3 nội dung chuyển đổi số cốt lõi:
1. Chuyển đổi số của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số:
- 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đạt mức độ 4.
- 35% doanh nghiệp hoạt động quảng cáo sử dụng hệ thống quảng cáo điện tử; quản lý tích hợp, liên thông quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch.
- 100% hoạt động quản lý nhà nước của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông hoạt động quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia (trừ các văn bản Mật theo quy định của nhà nước).
- 95% quy trình xử lý dịch vụ hành chính bằng quy trình số.
- Triển khai hệ thống báo cáo số tích hợp vào hệ thống báo cáo số của tỉnh; triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa và Thể thao và Du lịch”, “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội” trên nền tảng dữ liệu của tỉnh.
- Triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành Văn hóa và Thể thao và Du lịch bảo đảm thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống báo cáo số liệu của tỉnh, Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành các cấp.
- 70% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển đổi số của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch được hài lòng, đánh giá cao với chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ.
- Triển khai hệ thống phòng họp số (gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).
- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch”.
- Triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch (cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển), bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh. Kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp du lịch.
- 80% doanh nghiệp du lịch dịch vụ đăng ký khách lưu trú trên phần mềm Quản lý lưu trú của tỉnh.
- 50% các Doanh nghiệp du lịch dịch vụ triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
- 70% Doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn chuyển đổi số thành công.
- Duy trì Cổng thông tin du lịch tỉnh Bình Phước; Trang thông tin điện tử Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các trang mạng xã hội của Sở, như fanpage Facebook, TikTok, Twister, Instagram, Zalo OA, Youtube.
- 50% di tích, bảo tàng, điểm văn hóa, điểm du lịch cung cấp dịch vụ thực tế ảo và thanh toán trực tuyến tại các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa, du lịch thông qua nền tảng số; triển khai các ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị thông minh bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.
- Sưu tập, tìm kiếm và 100% tài liệu hiện có tại Thư viện tỉnh theo chuẩn nghiệp vụ hiện hành đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của lĩnh vực Thư viện.
- 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học có tại Thư viện tỉnh được số hóa và quản lý trên phần mềm Thư viện số.
- 100% hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% người làm công tác thư viện được tập huấn và đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành Thư viện hiện đại, thông minh.
- 100% Trang thông tin điện tử của Sở, các Chuyên trang và các trang mạng xã hội của các đơn vị thuộc Sở hoạt động liên tục và có hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Văn hoá, Thể thào và Du lịch phục công tác quản lý văn hoá cơ sở, thể dục thể thao cơ sở.
- Số hoá 100% các hiện vật đang được lưu trữ, quản lý tại bảo tàng tỉnh.
- Xây dựng các chương trình văn hoá, văn nghệ trên nền tảng số.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý huấn luyện viên, vận động viên, công tác huấn luyện thi đấu.
2. Chuyển đổi số ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng đến xây dựng Xã hội số:
- 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị thông minh cài và sử dụng dịch vụ đô thị thông minh, các ứng dụng thông minh mà tỉnh triển khai.
- 100% các hoạt động thông tin, sự kiện của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch được thông báo, tuyên truyền qua trang Thông tin điện tử của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, các sở, ban, ngành khác.
- Đảm bảo đường truyền mạng Wifi, 4G tại điểm di tích, khu du lịch, bảo tàng, thư viện, cơ sở thể thao, các trung tâm thi đấu thể thao, sân vận động và các nhà văn hoá công đồng.
- Tăng cường quảng bá, chia sẻ trên không gian mạng và các phương tiện thông tin điện tử về sản phẩm văn hóa, du lịch, lịch sử, các môn thể thao đặc trưng và hình ảnh con người Bình Phước; hình thành văn hóa số trong cộng đồng.
3. Chuyển đổi số ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng đến phát triển Kinh tế số
- 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phấn đấu hỗ trợ từ 15% - 30% Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thuộc ngành Văn hóa và Thể thao và Du lịch quản lý tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch./.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,373
  • Hôm nay769,760
  • Tháng hiện tại17,721,064
  • Tổng lượt truy cập477,613,751
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây