1. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội
a) Nghiên cứu, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công tác xã hội, dịch vụ công tác xã hội, trong đó, nghiên cứu quy định rõ vai trò, nhiệm vụ, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực: bảo trợ xã hội..
b) Hoàn thiện, ban hành mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội của các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, trại giam, trường giáo dưỡng...
c) Nghiên cứu, đề xuất áp dụng ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề.
d) Nghiên cứu, hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: các cơ sở trợ giúp xã hội, giáo dục...
2. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
a) Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo hướng thực hiện trợ giúp toàn diện, bền vững.
b) Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho tối thiểu 10 cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đạt tiêu chuẩn quy định; bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
c) Hỗ trợ các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, cơ sở giáo dục và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, trong đó:
- Giai đoạn 2021-2025, hỗ trợ xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện tại cơ sở trợ giúp xã hội, ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.
- Giai đoạn 2026-2030, hỗ trợ triển khai nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.
3. Rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, gồm:
a) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho tối thiểu 30.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 3.000 người/năm).
b) Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho tối thiểu 60.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 6.000 người/năm) về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người chưa thành niên.
5. Đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và giáo dục nghề công tác xã hội trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội:
a) Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và ban hành chương trình đào tạo trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ về công tác xã hội phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế, đạt yêu cầu ngang bằng chuẩn đào tạo của các nước khác trong khu vực ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công tác xã hội.
b) Hỗ trợ các khoa có đào tạo công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục.
c) Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội.
đ) Hỗ trợ đào tạo chuyên ngành công tác xã hội ở bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) để cung cấp đội ngũ giảng viên công tác xã hội cho các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.
6. Nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công tác xã hội, đặc biệt là công tác xã hội trong các lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, y tế, giáo dục, tư pháp, lao động - thương binh và xã hội, trong đó tập trung:
- Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội; kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, nhân viên công tác xã hội; nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về công tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
7. Tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác xã hội:
a) Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí công tác xã hội.
b) Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên.
c) Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong nước và quốc tế.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, nghiên cứu, khảo sát mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của các nước trong khu vực và thế giới để thúc đẩy phát triển công tác xã hội.