Dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tình hình tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm ASXH, trật tự ATXH và ứng phó với dịch Covid-19

Thứ hai - 20/04/2020 10:07
Dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tình hình tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm ASXH, trật tự ATXH và ứng phó với dịch Covid-19

Sáng 10/4, tại Hà Nội, Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về những giải pháp, nhiệm vụ để ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới các mặt của kinh tế và đời sống xã hội đã khai mạc.

          Tại tỉnh Bình Phước, đc Trần Tuyết Minh-UVBTT, Phó CT UBND tỉnh đã Chủ trì điểm cầu sở TTTT
          Cùng dự tại điểm cầu này có đại diện lãnh đạo các sở ngành: Thông tin Truyền thông, Ngoại vụ, KHCN, VHTT và du lịch, Tư pháp, Nội vụ, GD-ĐT, Ban DT, Thanh tra, Đài PTTT và Báo BP, Trung tâm xúc tiến Đàu tư, Thương mại Du lịch, Ban QL khu KT, Quỷ Đầu tư phát triển, Chi nhánh NH Chính sách XH, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước.
          Phát biểu khai mạc Hội Nghị Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh:
          Chưa bao giờ trong lịch sữ gần đây có đại dịch như vậy, đại dịch Covic 19. Năm nay chúng ta đang mắc phải  đại dịch. Ở Việt Nam, nhờ sự chủ động, kiên quyết đưa ra nhiều giải pháp mạnh mẻ, đưa ra phương châm chống dịch như chống giặc, all đều sắn tay áo, nhân dân, quân đội, công an…Chúng ta có lưc lượng y tế giỏi, Tổng Bí thư đã ra hiệu triệu kêu gọi…Chúng ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên về tác động tới kinh tế - xã hội, dịch Covid-19 đã và đang gây hệ lụy lớn đối với kinh tế toàn cầu. Hầu hết các nước, các đối tác lớn của chúng ta đều bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Nhiều nước được dự báo gặp suy thoái kinh tế, kể cả Mỹ, Nhật Bản và EU nếu dịch không sớm kết thúc.  Quý I/2020 GDP chỉ tăng trưởng Trong quý I, GDP của Việt Nam chỉ tăng 3,82%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất khu vực. Trước hết, các lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí bị ảnh hưởng rất nặng nề, tiếp theo là các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng. Vì vậy hội nghị này được coi là Hội nghị “4 trong 1” hay có thể gọi là “tất cả trong 1” nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước, quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh Covid-19; đồng thời nỗ lực vươt khó, vươn lên trong sản xuất và đời sống. Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn đến Đồng bào, sự cố gắng của các cấp các ngành trong thời gian qua. Quyết tâm của Việt Nam đã được Thế Giới công nhận qua các diễn đàn báo chí.
          Yêu cầu đặt ra của Hội Nghị này là đưa ra được các giải pháp cấp bách trên 3 Lĩnh vực: tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trước hết không để lây lan, sớm khống chế được dịch bệnh ….Tinh thần chung của Chính Phủ là các cấp, các ngành, của địa phương cần phải hành động nhanh, làm càng sớm càng tốt thì mới có thể giảm thiều sự tác động của dịch bệnh đối với KTXH. Tinh thần chung là càng khó khăn, chúng ta càng tạo điều kiện cho Doanh Nghiệp, ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn đưa nền Kinh tế bật dậy. Đề nghị các đồng chí có phát biểu cụ thể hơn về một số lĩnh vực như Nông nghiệp, giá thịt heo, Công nghiệp Xây dựng, thị trường BĐS. Về khu vực dịch vụ phải có chương trình phục hồi, chú trọng thị trường, về tăng vốn đầu tư công giải ngân hết vốn tồn động 2019 và vốn giao 2020. Những chế tài đặt ra trong vấn đề này cụ thể như kiểm điểm các ngành địa phương chậm trong vấn đề giải ngân…
          Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo:  Các nhiệm vụ, giải pháp tháo gở khó khăn cho SXKD, đẩy mạnh đầu tư công trong bối cảnh tác động của Covic 19. Báo cáo đã đánh giá diễn biến tình hình và tác động của dịch Covic 19. Ảnh hưởng của dịch Covic 19 đối với phát triển KTXH ở Việt Nam. Báo cáo nội dung chính của dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính Phủ về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, bảo đảm TTATXH và ứng phó với dịch Covic 19. Xây dựng kịch bản và dự kiến các giải pháp vực dậy nền kinh tế sau khi kết thúc dịch.
          Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo:Các giải pháp về chính sách tài khóa, gia hạn, miễn giảm các loại thuế, phí lệ phí, tiền thuê đất. Báo cáo đề xuất thực hiện gia hạn, miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng mức khoản gần 200 tỷ đồng để hổ trợ Doanh Nghiệp và người dân. Phối hợp tính toán để diều chỉnh giảm giá một số hành hóa, dịch vụ quan trọng như: giá điện, các mặt hàng khác như: than, ga, xăng, dầu… Đảm bảo cân đối đầu tư phát triển và ASXH.
Thống đốc Ngân Hàng NN Việt Nam Lê Minh Hưng báo cáo các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Đánh giá tác động của dịch bệnh Covic 19 đối với kinh tế, tài chính toàn cầu, đối với trong nước (tăng trưởng kinh tế và lạm phát, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với hoạt động tinh dụng ngân hàng). Các giải pháp ngành NH đã triển khai nhằm tháo gở khó khăn cho người dân và Doanhnghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.
          Bộ trưởng Bộ LĐTBXH   báo cáo đề xuất các gói hổ trợ về ASXH và dự thảo NQ của Chính Phủ ứng phó với dịch Covic 19.
          Một số địa phương báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Cp gồm: Hà nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tây Ninh, An Giang.
          Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đồng tình và chia sẽ với những khó khăn của các bộ ngành địa phương. Riêng Bộ công thương cũng đã thực hiện chỉ đạo chung của Thủ tướng, cụ thể là giảm giá điện, đảm bảo thực hiện phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm túc, không lơ là chủ quan. Trong giai đoạn hiện nay phải khai khác cơ hội cho các DN duy trì thị trường.
          Phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ đã thực hiện nghiêm chỉ đạo cua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. an ninh lương thực đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho 100 triệu dân, nhu cầu trong nước. hành động quyết liệt chỉ đạo cho vụ đông xuân thắng lợi trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tiếp tục thúc đẩy các nội dung về nông thôn mới.
          Kết luận HN Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các Bộ ngành địa phương và yêu cầu:
1/ Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 16 về cách giản Xã hội, phải nghiêm túc thực hiện.
          2/ Cùng chung sức đồng lòng, phối hợp chặc chẽ để đồng hành đồng tâm cùng Chính phủ giải quyết công việc được giao.
          Quý I ta tăng trưởng 3,82% là thấp quá. Ta phải biến nguy cơ thành thời cơ. TW, Chính phủ đã tháo gở 91 khó khăn, kiến nghị của các địa phương. Phải tìm thị trường mới, phải đổi mới cách làm. Xử lý nghiêm việc chậm chạp, vô trách nhiệm, kéo dài mãi chẳng chịu làm. Cùng với xuất khẩu, chú trọng hơn nữa thị trường trong nước. Chú trọng công tác đối ngoại. Chú trọng phát triển CNTT, truyền thông phải mạnh mẽ hơn nữa để tạo nên sự quyết tâm đồng lòng.
          3/Về vấn đề chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu, phải thay đổi cách làm, quyết liệt hơn, đó là cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Tinh thần chung là càng khó khăn, chúng ta càng tập trung cải cách, hoàn thiện các quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính để tạo mọi thuận lợi, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
4/Thủ tướng đề nghị với các bộ, ngành, đặc biệt các địa phương đề xuất hiến kế cụ thể xem Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần sửa đổi các quy định pháp luật nào, cắt bỏ thủ tục hành chính nào để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh, mạnh, tận dụng cơ hội phục hồi thị trường sau dịch.
5/Về bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh khó khăn này, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an và tất cả các địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể, đặc biệt là nạn trộm cắp, tội phạm hình sự phát sinh do thất nghiệp, làn sóng di cư lao động, người dân trở lại khu vực nông thôn, hành vi đầu cơ nâng giá, đồng thời, có các biện pháp trấn áp các hành vi chống phá của thế lực thù địch, lợi dụng tình hình khó khăn.
Thủ tướng tin rằng chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu kép là đẩy lùi dịch bệnh và phát triển KTXH.
 

Tác giả: Huỳnh Thị Bé Năm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay14,186
  • Tháng hiện tại2,590,084
  • Tổng lượt truy cập438,393,703
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây