sct

Chương trình Bảo tồn và Phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Chương trình Số hóa Di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2021 - 2025

Thứ ba - 05/09/2023 15:15
Chương trình Bảo tồn và Phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Chương trình Số hóa Di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2021 - 2025
  Nhằm bảo tồn và phát huy bền vững các di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu về chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước vì sự phát triển bền vững của đất nước; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành và cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người tỉnh Bình Phước. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, địa phương trong quá trình triển khai các nội dung của Kế hoạch. Rà soát và lựa chọn các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu; các di tích cách mạng - kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; các di tích khảo cổ, di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh có giá trị bị xuống cấp đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, lựa chọn đầu tư tu bổ, tôn tạo. Đầu tư thực hiện chống xuống cấp đối với các di tích cấp tỉnh có giá trị đang xuống cấp hoặc có nguy cơ xuống cấp. Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị trên địa bàn tỉnh có nguy cơ mai một. Chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày tại bảo tàng để đáp ứng nhu cầu về bảo quản, lưu giữ hiện vật; phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của nhân dân.
            UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 19/5/2023 về thực hiện Chương trình Bảo tồn và Phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2021 -2025.
         Theo đó, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương:
        Gắn phát triển kinh tế với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
        Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng; khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên tự nhiên trong các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ phát triển du lịch, đảm bảo không làm tổn hại đến cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phát triển các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh...
       Đồng thời, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh về di sản văn hóa đồng bộ với quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, đảm bảo đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi. Triển khai đồng bộ các hoạt động gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại; từng bước khôi phục các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
       Trong giai đoạn 2023-2025, với nhiệm vụ cụ thể như sau:
       - Đầu tư tu bổ, tôn tạo, tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích.
         - Chỉnh trang trưng bày, nâng cấp hệ thống trưng bày bảo tàng.
       - Bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
       - Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa.
       - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành di sản văn hóa.
       - Xã hội hóa nguồn lực thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
       - Số hóa di sản văn hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
      UBND tỉnh giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, tổng hợp và chịu trách nhiệm về số liệu, nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất về các dự án, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.


                                           Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng

Nguồn tin: CTTĐTBP:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập838
  • Hôm nay106,687
  • Tháng hiện tại10,997,528
  • Tổng lượt truy cập470,890,215
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây