sct

EEF 2019: Chính sách "Hướng Đông" của Nga và cơ hội cho Việt Nam

Thứ năm - 12/09/2019 08:13
(TTĐN) - Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) lần thứ 5 diễn ra tại TP Vladivostok (LB Nga) đã mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.
Trường Đại học Tổng hợp Viễn Đông Vladivostok là nơi diễn ra Diễn đàn kinh tế Phương Đông hàng năm
Trường Đại học Tổng hợp Viễn Đông Vladivostok là nơi diễn ra Diễn đàn kinh tế Phương Đông hàng năm

EEF 2019 diễn ra trong bối cảnh Nga đang phải đương đầu với vô vàn khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là hoạt động bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây, cũng như sự sụt giảm giá dầu khiến kinh tế Nga suy giảm nghiêm trọng.

Chính sách "Hướng Đông" của Tổng thống Putin

Ngay từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Nga Putin đã hướng tới phát triển khu vực Viễn Đông cũng như Siberia của Nga vốn rất nghèo nàn, ít người sinh sống, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, không thuận lợi cho hoạt động hợp tác, lưu thông hàng hóa. Vùng Viễn Đông của Nga có nguồn dự trữ khổng lồ về dầu, khí, than đá và các loại khoáng sản khác và được coi là kho báu của quốc gia này nhưng bị bỏ rơi và kém phát triển suốt nhiều năm qua. Do đó, khu vực Đông Á không chỉ là cơ hội, thị trường mới để xuất khẩu năng lượng mà còn là một phần của kế hoạch nhằm thu hút khu vực này nhằm phát triển vùng Đông Siberia và Viễn Đông của Nga.

Trong khu vực Đông Á, nếu Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia tiêu thụ và có nhu cầu nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới thì Nga đang dần chiếm lĩnh vai trò người cung cấp năng lượng chính. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi xuất khẩu năng lượng của các nước Arập, Vịnh Persian và Trung Á sang khu vực Đông Á và từ Nga sang châu Âu đang bị giảm sút, đặc biệt nếu xảy ra tình trạng quan hệ Trung - Mỹ bị xấu đi, Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực đóng cửa eo biển Malacca.

Nếu chỉ với vai trò là đối tác cung cấp nguồn năng lượng thì Nga vẫn chưa thể hiện được vai trò người tham gia chính trong hội nhập khu vực này. Nếu Trung Quốc với ngành công nghiệp có nguồn nhân công giá rẻ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà cung cấp công nghệ cao thì Nga vẫn chưa thể hiện được vai trò to lớn như vậy trong nền kinh tế của khu vực.

Trong khi đó, nguồn lực tài chính Nga cũng hạn chế hơn so với các cường quốc khác, đặc biệt trong bối cảnh Nga bị Mỹ và phương Tây cấm vận. Trong tương lai gần, quan hệ Nga với Mỹ, phương Tây rất khó khả năng được cải thiện rõ rệt. Hệ quả của việc Mỹ trừng phạt kinh tế, cô lập ngoại giao, không coi trọng vị thế của Nga trong khu vực và toàn cầu, đã buộc Nga phải đi đến quyết định đẩy chính sách "Hướng Đông", dành sự chú ý nhiều hơn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây không phải là chính sách mới của Nga, nhưng trong bối cảnh hiện nay, chính sách này đang được triển khai một cách tích cực hơn.

Trong nhiệm kỳ thứ 4 của Tổng thống V.Putin (2018-2024), xu hướng hội nhập với châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục được Nga thúc đẩy thông qua việc đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn ở khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...), các nước láng giềng (Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ...), nâng cấp quan hệ với ASEAN lên "đối tác chiến lược" và thiết lập các FTA với một số thành viên ASEAN.

Nhìn dưới góc độ phát triển năng lượng, mạng lưới cung cấp khí đốt từ Nga đến các nước Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn đến năm 2030 được đánh giá khoảng 70-80 tỷ m3. Nga đã và đang xây dựng 2 tuyến đường cung cấp khí đốt Đông và Tây với khối lượng xuất khẩu tương ứng khoảng 30 và 38 tỷ mét khối.

Với Trung Quốc, hơn ai hết trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc là nước luôn bám sát chiến lược năng lượng này của Nga. Trung Quốc tỏ thái độ vẫn tiếp nhận những chính sách của Nga mà có lợi cho Trung Quốc, lợi dụng chính sách phát triển hạ tầng của Nga để tăng cường đầu tư vào khu vực Viễn Đông của Nga.

 Cầu Russky, thành phố Vladivostok (Nguồn: Petrotimes)

Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam

EEF 2019 là cơ hội để Việt Nam tận dụng xây dựng và phát triển chính sách năng lượng quốc gia: Với Chính sách năng lượng hướng Đông của Nga, những năm gần đây một số đối tác lớn của Nga đã và đang tham gia vào các dự án hợp tìm kiếm thăm dò trên thềm lục địa và các dự án khâu sau tại Việt Nam.

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia các cơ chế liên minh trong lĩnh vực năng lượng của Nga và các nước trong khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương: Với vai trò là nước lớn và thế mạnh về các nguồn năng lượng thì Nga sẽ hình thành các liên minh và cơ chế hợp tác khu vực hoặc nhóm các nước cung cấp và tiêu thụ nhằm hỗ trợ cho chiến lược năng lượng hướng Đông của Nga.

Do vậy, Việt Nam cũng cần tranh thủ để tham gia và hưởng các lợi ích từ các cơ chế này, một mặt đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng, một mặt liên kết phục vụ cho các nhiệm vụ kinh tế và chính trị khác của đất nước.

Không chỉ thế, EEF 2019 là cơ hội để Việt Nam tăng cường đầu tư, hợp tác ra bên ngoài: Để thực hiện chiến lược năng lượng hướng Đông này, Nga đã phải “mở kho báu dầu khí” của mình ở phía Đông để phát triển và thu hút đầu tư.

Nga không thể tự mình làm được tất cả mà rất cần có sự hợp tác từ bên ngoài, do vậy Nga đã đưa ra các chính sách hỗ trợ rất thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư nước ngoài tại đây./.

Nguồn tin: Tuấn Hồng theo TTXVN::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,136
  • Hôm nay263,544
  • Tháng hiện tại11,154,385
  • Tổng lượt truy cập471,047,072
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây