Ngày 20/11 vừa qua, tại cuộc bầu cử trong khuôn khổ Khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao. Đây là nhiệm kỳ thứ hai của Việt Nam với tư cách thành viên UNCITRAL,ngay tiếp theo nhiệm kỳ đầu tiên 2019 – 2025.
Nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031, phóng viên Báo […] đã có cuộc phỏng vấn với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
1.Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết ý nghĩa của việc này?
Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, Việt Nam đã được Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương ủng hộ là một trong tám ứng cử viên của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương. Trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20/11/2024, Việt Nam đã đạt được số phiếu caovà tái đắc cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031. Việc Việt Nam lần thứ hai liên tiếp đảm nhận vai trò thành viên UNCITRAL có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt.
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động, tích cực tham gia định hình khuôn khổ quản trị toàn cầu.
Thứ hai, kết quả bầu cử thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc Đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Việt Nam cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam trong thời gian qua tại UNCITRAL,cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.
Thứ ba, việc trở thành thành viên UNCITRAL tạo điều kiện cho Việt Nam trực tiếp tham gia đề xuất, thảo luận, đàm phán và định hình các quy tắc của luật thương mại quốc tế ngay từ giai đoạn đầu theo hướng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, đóng góp vào việc xây dựng đồng thuận của các thành viên. Qua đó,tích cực chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài về hình ảnh Việt Nam là môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hấp dẫn.
2. Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết một số kết quả tham gia UNCITRAL của Việt Nam thời gian qua và dự kiến phương hướng tham gia, đóng góp vào UNCITRAL trong nhiệm kỳ tiếp theo?
Trong nhiệm kỳ Việt Nam tham gia UNCITRAL 2019-2025, thế giới và khuvực trải qua nhiều biến động phức tạp, khó lường, nhất là sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, trên cơ sở quán triệt, triển khai mạnh mẽ chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, chúng ta đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ với nhiều dấu ấn quan trọng. Ta tham gia tích cực tại các chủ đề cải tổ phương thức giải quyết tranh chấp nhà nước – nhà đầu tư, trọng tài thương mại, luật phá sản, logistics, hợp đồng tự động v.v Đại diện Việt Nam đảm nhiệm vai trò Báo cáo viên tại chủ đề luật trọng tài thương mại quốc tế – một trong những nội dung rất được các nước thành viên đang phát triển quan tâm. Các đóng góp của Việt Nam được các nước ghi nhận và đánh giá cao.
Thời gian qua, Việt Nam cũng củng cố quan hệ hợp tác với nhiều nước thành viên UNCITRAL mục tiêu chung của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng thiết lập và tranh thủ quan hệ hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật với Ban Thư ký UNCITRAL nhằm tạo khuôn khổ hợp tác về đàotạo cán bộ trong lĩnh vực thương mại quốc tế và giới thiệu, phổ biến các luật mẫu, côngước quốc tế được Liên hợp quốc thông qua.
Các kết quả nêu trên đã đóng góp vào thành tựu chung của đối ngoại, góp phần tạo lập vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Đồng thời, đây là tiền đề quan trọng và là yêu cầu tăng cường hơn nữa vai trò, đóng góp của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới theo định hướng, chủ trương, đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích của Việt Nam trong quá trình định hình luật chơi quốc tế, đóng góp vào khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận, đàm phán, xây dựng văn kiện của UNCITRAL trong các lĩnh vực quan trọng, nhất là các lĩnh vực mà Việt Nam và các nước đang phát triển quan tâm như cải tổ phương thức giải quyết tranhchấp nhà nước – nhà đầu tư, trọng tài thương mại, logistics, các vấn đề mới nổi như kinh tế số, biến đổi khíhậu…nhằm hài hòa hóa và hiện đại hóa pháp luật thương mại quốc tế.
Việt Nam sẽ tăng cường tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật của Liên hợp quốc trong đào tạo cán bộ pháp lý quốc tế, cung cấp thông tin, phổ biến các thực tiễn, thông lệ tốt về thương mại quốc tế, đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại trong nướcđáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.