sct

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Thứ ba - 23/10/2018 09:07
(TTĐN) - Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tăng cường phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường bằng công nghệ vũ trụ.
Hình ảnh mô phỏng của vệ tinh LOTUSat-1
Hình ảnh mô phỏng của vệ tinh LOTUSat-1

Cụ thể, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” bằng vốn vay ODA của Nhật (và vốn đối ứng của Việt Nam). Dự án do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ quản, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là đơn vị thực hiện. Đây là dự án trọng điểm trong “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020” được Chính phủ phê duyệt năm 2006.

Trong khuôn khổ Dự án, các vệ tinh quan sát cảm biến radar với công nghệ đã được kiểm chứng sẽ được chế tạo và phóng lên quỹ đạo. Công nghệ đã được kiểm chứng này cũng sẽ được áp dụng cho các loại vệ tinh khác phục vụ mục đích như thông tin liên lạc, hàng hải và nghiên cứu khoa học trong tương lai. Vệ tinh sẽ sử dụng các thành tựu thực tế của công nghiệp vũ trụ Nhật Bản với công nghệ mới nhất về cảm biến radar và tiết kiệm về mặt chi phí. Công nghệ này thực sự phù hợp với các kế hoạch và viễn cảnh mà Việt Nam đang hướng tới, đồng thời đóng góp vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Sau khi phóng vệ tinh lên quỹ đạo, thời gian Việt Nam lấy được ảnh vệ tinh sẽ được rút ngắn đáng kể từ 16 giờ xuống còn 6 giờ. Ngoài ra, việc này cũng giúp Việt Nam có được ảnh vệ tinh trên một vùng rộng lớn hơn nhiều bao gồm cả trên biển một cách linh hoạt và phù hợp. Việc sở hữu những vệ tinh này giúp Việt Nam chụp được ảnh vệ tinh theo yêu cầu của người sử dụng cuối cùng ở độ phân giải cao hơn nhiều lên tới 1m so với độ phân giải trung bình hiện thời là 5m.

Việt Nam có chiều ngang hẹp và trải dài theo trục Bắc/Nam với các điều kiện khí hậu và địa lý khác nhau. Bên cạnh đó, các thảm họa môi trường do rò rỉ dầu từ các tai nạn của tàu chở dầu thường xuất hiện ven bờ biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nghề cá. Thiệt hại về thiên tai và thảm họa do con người gây ra chiếm tới gần 1,5% GDP hàng năm của Việt Nam. Do đó, vấn đề cấp bách của Việt Nam là cần xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng nhằm thu được liên tục các dữ liệu cảm biến từ xa thông qua vệ tinh để quản lý thiên tai, nhờ đó tăng cường và thiết lập được hệ thống cảnh báo sớm giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, đồng thời quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường của quốc gia.

Dự án phù hợp với hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ, theo đó, ngành công nghệ vũ trụ là lĩnh vực được ưu tiên và được nêu trong tuyên bố chung của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (vào thời điểm của bản tuyên bố) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (vào thời điểm của bản tuyên bố) vào tháng 10 năm 2006. Dựa trên cơ sở đó, JICA đã thực hiện khảo sát sơ bộ và thỏa thuận cho vay vốn đã được ký kết vào năm 2011 giữa chính phủ Việt Nam và JICA./.

Nguồn tin: Tuấn Hồng theo TTXVN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,023
  • Hôm nay261,579
  • Tháng hiện tại11,152,420
  • Tổng lượt truy cập471,045,107
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây