Đường dây nóng
*Hỗ trợ, tư vấn TTHC, dịch vụ công: 0271.1022
*Ứng cứu sự cố an ninh thông tin mạng trên địa bàn tỉnh: 0844.68.93.93
*Hỗ trợ, giải đáp chính sách thuế: 02713.879.193, 02713.888.891
*Phản ánh, kiến nghị vốn vay, hoạt động bảo hiểm ngân hàng: 02713.870.047

Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong tình hình mới

Thứ ba - 17/12/2024 11:02
Đầu năm 2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 69-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong tình hình mới
Trái ngọt sau thực hiện Nghị quyết số 20 -NQ/TW
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có chuyển biến tích cực. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều tiến bộ, một số lĩnh vực đa ngành mới được hình thành, tăng cường tiềm lực và trình độ KH-CN quốc gia.
Ở Bình Phước vào tháng 5/2022, Trung tâm KH&CN, Sở KH&CN tỉnh đã khai trương sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bình Phước. Đây là một nền tảng quan trọng đóng góp vào sự phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Bình Phước. Sàn giao dịch do Trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước vận hành, quản lý, là tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ nhằm kết nối cung - cầu công nghệ. Đây chính là nơi kết nối giữa các doanh nghiệp và nhà khoa học cả trong và ngoài tỉnh, thậm chí kết nối với các nước thông qua công nghệ. Nhờ đó, tri thức được chuyển giao, giúp doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng lực nội sinh. Qua hoạt động của dàn giao dịch cho thấy, công tác quản lý hoạt động KH&CN của tỉnh đã đi vào nề nếp. Việc triển khai ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước từng bước phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về khoa học và công nghệ được quan tâm. Việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, quản lý mang lại hiệu quả cao.
          Theo báo cáo Đánh giá thực trạng ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2024 của Sở Khoa học - Công nghệ, từ năm 2016 đến hết thánh 5/2024, Sở KH&CN phối hợp với các viện, trường, sở, ngành, các đơn vị trong và ngoài tỉnh thực hiện 03 nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, 63 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và 57 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở. Các nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phục vụ sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế tại địa phương giai đoạn 2016 – 2024 gồm 50 nhiệm vụ (cấp Bộ 01 nhiệm vụ, cấp tỉnh 23 nhiệm vụ và cấp cơ sở 26 nhiệm vụ). Các nhiệm vụ KH&CN được triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, bảo vệ môi trường.
          Nhiều mặt hàng quan trọng của tỉnh đã được xây dựng, như: “Hồ tiêu Lộc Ninh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221701 với gần 3.800 ha hồ tiêu; xây dựng chỉ dẫn địa lý “Bình Phước” cho sản phẩm hạt điều, đã có 9 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước; tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước” dùng cho sản phẩm cao su của tỉnh Bình Phước; hỗ trợ xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Nhãn da bò Thanh Lương” và “Gà thả vườn Thanh Lương” của thị xã Bình Long từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2019; thương mại hóa các sản phẩm từ các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, với nhiều tác phẩm đạt giải, có tính sáng tạo và ứng dụng trong thực tiễn.
          Thúc đẩy phát triển KH&CN sau Kết luận 69-KL/TW
Là một tỉnh nông nghiệp, phát triển mạnh mẽ về công cây nghiệp, trên tinh thần Kết luận 69 -KL/TW, Bình Phước đã và vẫn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa KH&CN trở nhân tố chính cho phát triển nông nghiệp. Song song đó, lĩnh vực công nghiệp cũng được tập trung phát triển theo hướng hiện đại, giảm phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh không bền vững. Từng bước chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, lấy KH&CN làm động lực, đặc biệt tập trung đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chế biến sâu, ít thâm dụng tài nguyên và ít ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, tỉnh Bình Phước yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm mà trong đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo được đặt lên hàng đầu.


Đồng chí Mạc Đình Huấn, Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai học tập quán triệt Kết luận 69
          Để việc thực hiện Nghị quyết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa KH&CN đi mới sáng tạo, đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, tạo đột phá chiến lược, là động lực quan trọng đề đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh và bên vững thì cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, xác định phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế quốc gia, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đổi mới tư duy, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về KH, CN và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, có cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH, CN trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Kết luận 69 -KL/TW cũng yêu cầu phải phát triển các hướng nghiên cứu, giải pháp công nghệ gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế số trên nền tảng KH&CN và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng gắn với các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; chú trọng vùng trọng điểm và phát huy lợi thế của từng khu vực. Nghiên cứu phát triển công nghệ thay thế, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, công nghệ năng lượng xanh. Tạo cơ hội mới trong thúc đẩy hội nhập sâu rộng, mở rộng hợp tác quốc tế.


Toàn cảnh hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 2/2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức
 

Tác giả: KHCN Sở, Hải Ngọc - Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây