UBND tỉnh quy định việc thực hiện mô hình giảm nghèo từ nguồn đầu tư công

Thứ ba - 11/05/2021 16:34
(CTTĐTBP) - Đối tượng thụ hưởng mô hình giảm nghèo từ nguồn đầu tư công của tỉnh là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị mua/bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án.
Ưu tiên hộ tham gia dự án có điều kiện về cơ sở vật chất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký. Hộ nghèo, cận nghèo tham gia dự án phải có đơn đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo (hộ nghèo, cận nghèo phải nằm ngoài danh sách các hộ đã được hỗ trợ theo Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS; tỷ lệ hộ không nghèo tham gia mô hình tối đa là 30%).

Vốn thực hiện mô hình giảm nghèo năm 2021 là 13.676,5 triệu đồng.

Về định mức hỗ trợ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí cây, con giống, vật tư thiết yếu nhưng không vượt quá 400 triệu đồng/mô hình. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hộ không nghèo tham gia dự án phải tự đảm bảo kinh phí thực hiện.

Về thời gian thực hiện mô hình, theo vòng đời dự án, nhưng tối đa là 5 năm.

Sau khi kết thúc chu kỳ dự án, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện mô hình giảm nghèo phải được thu hồi hoặc luân chuyển thực hiện dự án khác tại địa phương để nâng cao trách nhiệm của từng hộ nghèo, bảo đảm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia thực hiện mô hình.

Mức thu hồi cụ thể như sau: Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư ban đầu nhưng tối đa không quá 40 triệu đồng/hộ, số còn lại hộ dân phải hoàn trả. Nguồn vốn sau thu hồi, giao UBND cấp huyện xem xét hoàn trả lại ngân sách hoặc đề xuất luân chuyển cho các mô hình khác.

UBND cấp huyện là đơn vị trực tiếp tiếp nhận nguồn kinh phí, phân bổ cho các đơn vị thực hiện mô hình, ban hành quyết định phê duyệt mô hình, triển khai thực hiện tại địa phương và thanh quyết toán theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng và thực hiện mô hình; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán kinh phí thực hiện mô hình giảm nghèo từ nguồn đầu tư công của tỉnh.

Nội dung trên vừa được UBND tỉnh chỉ đạo các sở liên quan và UBND cấp huyện tại Công văn số 1503/UBND-KGVX ngày 11/5/2021 về thực hiện mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,100
  • Hôm nay126,885
  • Tháng hiện tại9,573,625
  • Tổng lượt truy cập493,437,063
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây