Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030

Thứ năm - 04/08/2022 10:45 1778
(CTTĐTBP) - Ngày 3/8, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND triển khai Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bồi dưỡng tình yêu tiếng nói, chữ viết tiếng DTTS cho học sinh DTTS nhằm giúp học sinh có ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng tiếng DTTS nghe, nói, đọc, viết, mở rộng hiểu biết về văn hóa của đồng bào DTTS, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết dân tộc và ý thức công dân. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn tiếng DTTS đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Triển khai và sử dụng sách giáo khoa (SGK), tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng DTTS được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) biên soạn hoàn thành. Trong đó, trang bị đầy đủ SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng DTTS đã được ban hành chương trình môn học; đảm bảo đủ 100% SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với các tiếng DTTS được Bộ GD&ĐT biên soạn hoàn thành trên địa bàn tỉnh. Vận dụng linh hoạt chương trình SGK giảng dạy các tiếng DTTS của Bộ GD&ĐT phù hợp với địa phương. Tăng cường hoạt động Hội đồng bộ môn tiếng DTTS cấp tiểu học và các trường TH&THCS nhằm tư vấn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có giáo viên dạy tiếng DTTS đối với những tiếng có số lượng học sinh tiểu học đủ để thành lập lớp, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Đồng thời, đến năm 2030, tiếp tục thực hiện chương trình dạy học tiếng DTTS tại các vùng có đủ học sinh tiểu học thành lập lớp học; bảo đảm đủ 100% SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học đối với các học sinh học tiếng dân tộc thiểu số. Phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng DTTS có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% CBQL giáo dục có liên quan về dạy học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình dạy học tiếng DTTS cho học sinh DTTS bậc tiểu học khi Bộ GD&ĐT ban hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với những tiếng DTTS có nhu cầu và đủ điều kiện biên soạn.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả; tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch; tham mưu ban hành các cơ chế chính sách; rà soát mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp trong các cơ sở giáo dục; bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, học liệu phù hợp; thiết kế và triển khai chương trình trên các phương tiện thông tin; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người DTTS; hướng dẫn xây dựng môi trường tiếng DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học có học sinh người DTTS; hướng dẫn sử dụng phần mềm dạy tiếng DTTS do Bộ GD&ĐT thiết kế…

UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoạch tập huấn, triển khai cách sử dụng SGK, tài liệu giảng dạy tiếng DTTS cho toàn thể giáo viên dạy học tiếng DTTS tại các trường phổ thông (có dạy tiếng DTTS) và các trường phổ thông dân tộc nội trú. Đề xuất Bộ GD&ĐT khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS; tổ chức góp ý chương trình, nội dung SGK, tài liệu dạy học tiếng DTTS.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục có dạy tiếng DTTS tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, tự học, chủ động sáng tạo của người học, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác giáo dục dân tộc...

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên tham mưu UBND tỉnh trình, đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét bổ sung nhiệm vụ biên soạn, thẩm định, ban hành sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng dân tộc S’tiêng; xem xét đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc S’Tiêng đáp ứng các yêu cầu tình hình thực tế nhiệm vụ công tác dân tộc ở địa phương./.

Tác giả bài viết: Trung tâm CNTT&TT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập994
  • Hôm nay51,810
  • Tháng hiện tại51,810
  • Tổng lượt truy cập386,594,863
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây