Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sau đại dịch

Thứ hai - 18/04/2022 08:00
Tự động phát:
(CTTĐTBP) - Chuyển đổi số là một chủ trương lớn mà Chính phủ và các bộ, ngành đang nỗ lực triển khai thực hiện. Sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thói quen thanh toán của người dân đang dần có những thay đổi lớn, trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.
 
311111111111111 1650234390637
Thanh toán thuận tiện qua quét mã VietQR. (Ảnh QUỲNH ANH)

Thực tế sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thói quen thanh toán của người dân có những thay đổi lớn. Ðồng thời, nhiều phương thức thanh toán số đã ra đời và được người dân sử dụng như: thẻ chip, mã QR, ví điện tử,… và ứng dụng Mobile banking.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Lê Văn Tuyên, hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Các hình thức thanh toán đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập đó là: thanh toán bằng thẻ chip phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking,… kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện.

"Các công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại. Nhiều sản phẩm thẻ ngân hàng không chỉ dừng ở phương thức truyền thống là cà, quẹt hoặc đưa thẻ vào khe đọc thẻ mà hiện nay chỉ cần "chạm" để thanh toán, hỗ trợ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhanh, tiện lợi hơn. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn triển khai phương thức thanh toán trên các ứng dụng di động như mã vạch hai chiều QR Pay, thanh toán trên thiết bị di động ứng dụng công nghệ giao tiếp không dây tầm ngắn NFC,…", Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết thêm.

Ðáng chú ý những năm gần đây, thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công được tích cực đẩy mạnh triển khai. Một trong những giải pháp quan trọng là Cổng Dịch vụ công quốc gia được ra mắt ngày 9/12/2019. Nhiều nhóm dịch vụ công đến nay đã được triển khai thanh toán bằng các phương thức điện tử đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Minh, hiện Napas đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới 48 địa phương, 15 đơn vị là các bộ, cục, cơ quan cung cấp dịch vụ công để cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho năm nhóm dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do Napas triển khai gồm thanh toán qua thẻ chip do các ngân hàng phát hành, thanh toán qua số tài khoản ngân hàng và phương thức thanh toán bằng mã VietQR. Thời gian tới, Napas sẽ tiếp tục mở rộng triển khai thanh toán nhiều dịch vụ như học phí, viện phí trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ðể thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, theo ông Lê Văn Tuyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hướng tới mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, đồng thời chỉ đạo nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các ngân hàng, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến…

Ðặc biệt, để khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đại diện Chi hội thẻ (Hiệp hội Ngân hàng) Lê Thanh Hà cũng nhấn mạnh tới yêu cầu quản trị rủi ro. Các chuẩn mực của ngân hàng Việt Nam hiện nay đã có sự tương đồng với các tiêu chuẩn quốc tế, cho nên công tác phòng ngừa rủi ro, an toàn, bảo mật phải được đặt lên hàng đầu, từ đó thị trường thanh toán mới phát triển nhanh và bền vững. Các ngân hàng sẽ phải bảo đảm tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu, tuân thủ chặt quy định quốc tế tại thị trường Việt Nam, nhất là khi hoạt động du lịch quốc tế tăng mạnh, cần đề phòng xuất hiện thẻ giả, sao chép rút tiền tại ATM. Khi triển khai nhiều thẻ thanh toán, các ngân hàng cũng cần xây dựng chế độ bảo mật cho phép chủ thẻ cùng ngân hàng kiểm soát giao dịch chủ động như: đóng, mở thẻ, dịch vụ, hạn mức thanh toán,…/.

Tác giả: Theo Báo Nhân Dân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập991
  • Hôm nay29,822
  • Tháng hiện tại9,805,902
  • Tổng lượt truy cập493,669,340
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây