Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Thứ tư - 29/01/2025 11:18
(CTTĐTBP) - Ngày 24/01/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 31/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Việc ban hành Kế hoạch này nhằm triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn; nhân rộng, phát huy mô hình nông nghiệp tuần hoàn hiệu quả và phù hợp với điều kiện của địa phương, đối tượng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm thực tiễn và thu hút các nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài tỉnh. Phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững gắn với nhận thức, trách nhiệm và sự chủ động của toàn xã hội đối với cộng đồng và môi trường; gắn với bảo tồn và phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa phát huy lợi thế địa phương.

Mục tiêu đến năm 2030, ít nhất 10% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tổn thất sau thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp chủ lực giảm 0,5% đến 01%/năm. Trong lĩnh vực trồng trọt, ít nhất 50% phụ phẩm của các sản phẩm chủ lực được xử lý và tái chế, tái sử dụng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản 60% hộ gia đình và 100% trang trại quy mô lớn áp dụng các công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi và được tái sử dụng. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, ít nhất 50% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm từ gỗ như gỗ ván nhân tạo.

Phấn đấu 100% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được tập huấn các quy trình xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 80% trang trại hỗn hợp và ít nhất 50% hợp tác xã được tiếp cận với các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải và tái chế phụ phẩm trong nông nghiệp. Việc áp dụng công nghệ kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp giúp tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng nông sản.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện 06 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Đó là ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ nông nghiệp tuần hoàn; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn; phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tuần hoàn; truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Tập trung triển khai, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ số gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ, dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn, trong đó chú trọng các giải pháp, quy trình công nghệ tái chế, thu hồi, xử lý hiệu quả phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm từ hoạt động sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản, rác thải nhựa để tái sử dụng theo chu trình tuần hoàn nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường thông qua việc lồng ghép các nhiệm vụ có liên quan đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển thị trường cho sản phẩm ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; tổ chức hội chợ, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang thông tin điện tử để giới thiệu quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, truy xuất nguồn gốc từ ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tích hợp đa giá trị về môi trường, phát thải thấp gắn với sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. 

Bên cạnh đó, triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu bảo quản sau thu hoạch đến chế biến, thương mại; chính sách phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,680
  • Hôm nay456,343
  • Tháng hiện tại2,373,491
  • Tổng lượt truy cập499,370,218
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây