Quy chế trực phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 08/09/2023 15:40
(CTTĐTBP) - Ngày 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1442/QĐ-UBND ban hành Quy chế về công tác trực phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Quy chế này quy định công tác trực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) trên địa bàn tỉnh; quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực PCTT & TKCN cho đối tượng là Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện, cấp xã có sử dụng hoặc huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và phân công làm công việc trực ban trong lĩnh vực PCTT & TKCN.

Quy định các tình huống trực ban

Quy chế quy định công tác trực ban phòng chống thiên tai là công việc phải thực hiện thường xuyên, trực 12/24 giờ vào mùa khô (01/01 - 30/4), trực 24/24 giờ vào mùa mưa (01/5 - 31/12) để tiếp nhận, xử lý, tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. 

Trực thường xuyên: Trực tổng hợp, duy trì trực ban 12/24 giờ vào mùa khô (01/01 - 30/4), trực 24/24 giờ vào mùa mưa (01/5 - 31/12); trực chuyên môn tại các đơn vị trực trong thời gian quy định.

Trực tăng cường: Bổ sung lực lượng cho trực ban để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi dự báo, cảnh báo khi có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 trở lên.

Thành phần và phân công trực

Trực phòng chống thiên tai tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp tỉnh, cấp huyện:

Trực chỉ đạo gồm: Lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, cấp huyện; thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, cấp huyện và trưởng đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý tại hiện trường.

Trực nghiệp vụ gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp tỉnh, cấp huyện. Trong trường hợp bình thường, thành phần trực gồm: Trực chỉ đạo, 1 trưởng ca trực và 2 cán bộ trực nghiệp vụ. Tùy theo mức độ diễn biến của thiên tai, số lượng cán bộ của ca trực được tăng cường các cán bộ trực nghiệp vụ, thông tin và hậu cần.

Trực tham mưu điều hành liên hồ chứa, chống hạn, cắt lũ cho hạ du Sông Bé (phần thuộc địa phận tỉnh Bình Phước), tùy theo diễn biến của thiên tai để bổ sung thêm cán bộ trực. Trực chỉ đạo, kiểm tra và xử lý tại hiện trường, theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, cấp huyện và Văn phòng Thường trực. Lãnh đạo Văn phòng Thường trực căn cứ vào danh sách cán bộ trực và tình hình thực tế, diễn biến của thiên tai để phân trực và bổ sung cán bộ trực.

Nhiệm vụ của ca trực

Cán bộ trực phải có mặt liên tục tại trụ sở trực trong suốt thời gian trực, có trách nhiệm theo dõi, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ; thu thập, tiếp nhận đầy đủ, chính xác mọi thông tin; xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong ca trực, phân tích thông tin về tình hình thiên tai, thiệt hại; báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo để chỉ đạo, ứng phó và khắc phục các tình huống thiên tai để tổng hợp, theo dõi báo cáo, đề xuất các giải pháp cần thiết.

Cập nhật tin tức, thường xuyên theo dõi các thông tin có liên quan đến thiên tai như diễn biến, vị trí, mức độ, khu vực bị ảnh hưởng thông qua các bản tin dự báo, cảnh báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn trung ương, khu vực và địa phương, các trang thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai quốc tế; thu thập thông tin thiên tai tại hiện trường, thông tin hồ chứa thủy lợi, thủy điện, sự cố công trình, tình hình tổ chức phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của các sở, ngành, địa phương để kịp thời báo cáo và đề xuất phương án xử lý.

Dự thảo các công điện, văn bản chỉ đạo, điều hành ứng phó với các tình huống thiên tai của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy và Văn phòng Thường trực; chuẩn bị các báo cáo nhanh hàng ngày, báo cáo tuần (đối với ca trực ngày chủ nhật), phối hợp với các cơ quan đầu mối chuẩn bị báo cáo phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ huy (họp toàn thể hoặc họp tổ được phân công phụ trách). Thực hiện giao ban và các công việc phục vụ họp Ban Chỉ huy.

Chuyển các tài liệu, công điện, thông báo, công văn chỉ đạo trong ca trực tới các cơ quan, đơn vị có liên quan; lưu tài liệu trực vào hệ thống cặp file tài liệu của phòng trực, đưa thông tin chỉ đạo, công điện, công văn, báo cáo nhanh hàng ngày lên email của Văn phòng Thường trực.

Mọi công việc có liên quan đến công tác trực phòng chống thiên tai phải được ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký trực ban và phải được xử lý liên tục, kịp thời. Ca trực sau có trách nhiệm tiếp nối, cập nhật các thông tin từ ca trực trước đế xử lý kịp thời, chính xác và liên tục...

Văn phòng trực ban và thông tin liên lạc

Thông tin Văn phòng Thường trực cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Phước.

Địa chỉ: Số 5, đường Tôn Đức Thắng, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 02713.870.281-02713.885.568, số fax: 02713.885.086. Email: vanphongpclb@gmail.com

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 984/QĐ-BCH ngày 07/5/2020 và Quyết định số 1320/QĐ-BCH ngày 18/6/2020 của Trưởng ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

Chị tiết Quyết định số 1442/QĐ-UBND xem: Tại đây./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,828
  • Hôm nay50,888
  • Tháng hiện tại1,806,351
  • Tổng lượt truy cập447,201,473
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây