Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chủ nhật - 31/12/2023 15:38
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 2146/QĐ-UBND 29/12/2023 phê duyệt Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Nguyên tắc xây dựng phương án thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất

Việc hạn chế khai thác nước dưới đất dựa theo các nguyên tắc sau: bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có) trong trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.

Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai. Thực hiện theo phương án, lộ trình phù hợp được phê duyệt, đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước.

Phương án thuc hiện viêc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế 1

Đối với các khu vực thuộc phạm vi các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang (nghĩa địa) tập trung thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và xem xét, quyết định việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

Đối với các khu vực liền kề với các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang (nghĩa địa) tập trung, ranh mặn các tầng chứa nước thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác sau:

Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai. Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được xem xét, cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp công trình có giấy phép, được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ xem xét gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai nêu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 43 giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này.

Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế 3

Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới.

Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng chống thiên tai thì được xem xét, cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 18 giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này.

Phương án thực hiện việc hạn chế khai thác đối với Vùng hạn chế hỗn hợp

Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với vùng hạn chế hỗn hợp được xem xét, quyết định trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác tương ứng với từng vùng hạn chế theo thứ tự từ vùng hạn chế 1, 3. Cụ thể như sau: dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có, tiến hành trám lấp giếng khai thác theo quy định (đối với khu vực bãi rác, bãi chôn lấp chât thải rắn, nghĩa trang tập trung). Không cấp giấy phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới.

Đối với công trình không có giấy phép, dừng hoạt động khai thác, thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định; trừ công trình đang khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai.

Đối với công trình có giấy phép, được tiếp tục khai thác đến hết thời gian hiệu lực của giấy phép và thực hiện biện pháp theo thứ tự sau: chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép đối với công trình đang khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai (Vùng hạn chế 1); tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật tài nguyên nước (Vùng hạn chế 3).

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước không có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc đối tượng này./

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,535
  • Hôm nay165,170
  • Tháng hiện tại9,989,432
  • Tổng lượt truy cập455,384,554
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây