Phải có giải pháp để chặn đà già hóa dân số

Thứ sáu - 24/05/2024 08:25
(CTTĐTBP) - Thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 vào chiều 23/5, nhiều đại biểu có chung nhận định là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tuy nhiên các vấn đề xã hội còn nhiều điều phải quan tâm.

Tăng trưởng GDP quý 1/2024 đạt 5,66% cao nhất trong giai đoạn 2020-2023, đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới; công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được triển khai tích cực. Đến ngày 13/5, đã có 54/56 địa phương thực hiện phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 13 đơn vị; dự kiến sắp xếp 1.247 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 624 đơn vị.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 15

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đồng tình với báo cáo đánh giá của Chính phủ về những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đồng thời đề nghị cần phân tích, đánh giá rõ hơn thực trạng cũng như những giải pháp tập trung ưu tiên thực hiện để khắc phục những hạn chế trong thực hiện những chỉ tiêu không đạt, đặc biệt là chỉ tiêu về tăng năng suất lao động toàn xã hội, vì đây là chỉ tiêu rất quan trọng cho phát triển bền vững đất nước.

Đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong năm 2023 cũng như những tháng đầu năm 2024 đều tăng trưởng tốt. Nhưng ngành dịch vụ du lịch vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa thật sự bền vững và so với các nước trong khu vực thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp. Sự phối hợp giữa các cơ quan để chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ cho ngành du lịch cũng chưa đáp ứng với yêu cầu.

“Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mũi nhọn, song nhiều vấn đề liên ngành chưa giải quyết được. Đáng chú ý là giao thông hàng không, văn hóa du lịch, văn minh du lịch, tệ nạn “chặt chém” du khách diễn ra ở nhiều nơi vẫn chưa được quản lý hiệu quả”, đại biểu Phan Viết Lượng chỉ rõ.

Không chỉ dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics chúng ta đang thua trên sân nhà. Thị phần của doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là vấn đề rất quan trọng, không chỉ trong tăng trưởng kinh tế mà đó còn là chính sách để tạo cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dịch vụ về vận tải chiếm lĩnh cơ hội, tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị trường để vươn lên.

Đại biểu Phan Viết Lượng

Đại biểu Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục phát biểu thảo luận

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên do nhiều tác động khách quan và chủ quan dẫn đến đời sống của một bộ phận dân cư vẫn còn rất thấp. Đặc biệt là tình trạng già hóa dân số đã đến mức báo động, hôn nhân gia đình cũng đáng lo ngại, tác động bởi xã hội, bởi thu nhập, đời sống và nhiều vấn đề khác.

Tình trạng mất cân bằng giới tính, phá thai, sức khỏe sinh sản đều là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến giống nòi, ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tôi thấy vừa qua Bộ Y tế cũng như một số ngành có nghiên cứu, đề xuất nhiều chính sách cho các cặp gia đình trẻ, cho những người sinh con thứ hai, thậm chí chính sách cho những người sinh con một bề nhưng toàn là khởi động, chưa đưa đến hiệu quả nào, trong khi đó những hệ lụy trong tương lai đã cận kề, đã nhìn rõ rồi.

Đại biểu Phan Viết Lượng

Đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cần có báo cáo chuyên đề, đánh giá thực trạng và dự báo tình hình, đặc biệt là những tác động tiêu cực để có giải pháp hữu hiệu, giải pháp xứng tầm và chỉ đạo quyết liệt để khắc phục. Nếu không sẽ chậm trễ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. 

Đại biểu Phan Viết Lượng cũng đề nghị tiếp tục tăng chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý các dự án chậm tiến độ, phòng, chống tội phạm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em… để đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội.

Hiện mức sinh giữa các vùng, miền đang có sự chênh lệch đáng kể. Có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số địa phương mức sinh rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung. Thậm chí vùng Đông Nam Bộ còn giảm sâu, tức là năm 1999 vùng này vẫn còn tỷ lệ một phụ nữ sinh 2,9 con thì hiện nay xuống rất thấp, chỉ còn 1,56 con. Với mức sinh như hiện nay, dân số Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên đỉnh điểm 107 triệu vào năm 2044, sau đó giảm dần và hạ xuống 72 triệu vào năm 2100. Tình trạng già hóa dân số của Việt Nam diễn ra quá nhanh.

Link: https://baobinhphuoc.com.vn/news/32/157943/phai-co-giai-phap-de-chan-da-gia-hoa-dan-so

Tác giả: Theo Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay165,889
  • Tháng hiện tại1,515,017
  • Tổng lượt truy cập446,910,139
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây