Mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình nông thôn mới 2023-2025 trên địa bàn Bình Phước

Thứ tư - 19/07/2023 16:40
(CTTĐTBP) - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 11 vừa thông qua Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND quy định một số nội dung, mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Chi hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ 40 triệu đồng/ha; hỗ trợ 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.

Về điều kiện hỗ trợ, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đối với cá nhân, quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miên núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở. 

Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất. Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng là cây chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.

Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở

Chi sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của Đài truyền thanh xã: Hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông của Đài Truyền thanh xã 50 triệu đồng/xã; cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông của Đài Truyền thanh xã đến thôn 30 triệu đồng/thôn.

Hỗ trợ chi mua sắm, sửa chữa, thay thế phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở Truyền thanh - Truyền hình huyện theo thực tế phát sinh nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở Truyền thanh - Truyền hình huyện.

Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, thôn

Nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2022/TT- BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mức hỗ trợ: 70% kinh phí thực hiện mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với huyện miền núi, 50% đối với các huyện còn lại.

Hỗ trợ chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng

Nội dung chi: Thiết lập vùng trồng, đánh giá và giám sát định kỳ, đột xuất, hướng dẫn ghi nhật ký, nhật ký điện tử; dụng cụ lấy mẫu vật dịch hại, phần mềm quản lý mã vùng trồng, phân tích dư lượng hóa chất, vi sinh vật trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu; dịch thuật tài liệu báo cáo sang tiếng nước ngoài (nếu có); định danh mẫu vật dịch hại cho đối tượng kiểm dịch của nước nhập khẩu; tập huấn, tuyên truyền trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và (IPHM).

Mức hỗ trợ: 100% kinh phí cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Nội dung hỗ trợ: Đối với trồng trọt và lâm nghiệp gồm máy, thiết bị phục vụ các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Đối với chăn nuôi và thủy sản gồm máy, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, công nghiệp; hệ thống cung cấp thức ăn, nước. Uống tự động, làm mát chuồng trại, sơ chế, chế biến thức ăn, vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi và phân bón cho cây trồng.

Mức hỗ trợ: 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 500 triệu đồng/trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Chi bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn

Nội dung hỗ trợ: Thực hiện điều tra, rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại danh mục các làng nghề truyền thống chưa đáp ứng được tiêu chí công nhận để có kế hoạch thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển phù hợp. Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, xét công nhận các làng nghề truyền thống đã đáp ứng được tiêu chí theo quy định để thực hiện hỗ trợ theo chính sách; khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Đối với những làng nghề đang trong quá trình mai một và có khả năng mất đi: Hỗ trợ thực hiện công tác bảo tồn; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động trình diễn nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa. Đối với những làng nghề có khó khăn: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ tay nghề cao và các cơ sở sản xuất duy trì sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng và hướng tới sản xuất một số loại sản phẩm cao cấp, có giá trị kinh tế cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thực hiện sưu tầm, thu thập, bảo tồn bí quyết, công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, các mẫu hoa văn truyền thống trên các sản phẩm và có hướng đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất tại làng nghề. Tổ chức đào tạo, truyền nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, cải tiến thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển. Thành lập và duy trì hoạt động các tổ chức nghề nghiệp của làng nghề. Hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống đã được công nhận đang hoạt động tốt có khả năng lan tỏa sang các khu vực khác.

Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao và có tiềm năng xuất khẩu lớn như chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn... Khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề truyền thống ra vùng xung quanh và đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm mới. Đầu tư, hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào một số công đoạn sản xuất kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thống mà không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm. Nâng cấp, hoàn thiện các biện pháp và công trình xử lý môi trường. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất lớn có năng lực di chuyển vào khu, cụm công nghiệp để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất phát triển sản phẩm; các cơ sở sản xuất nhỏ liên kết với các cơ sở lớn tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả các tổ chức nghề nghiệp của làng nghề.

Mức hỗ trợ: 50% kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng của địa phương

Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo Điều 16 Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mức hỗ trợ: 500 triệu đồng/điểm du lịch, sản phẩm du lịch.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

Chi mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp. Mức hỗ trợ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó hỗ trợ: Trung tâm văn hóa tỉnh 1.000 triệu đồng/thiết chế; Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình huyện 500 triệu đồng/thiết chế; Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã 80 triệu đồng/thiết chế; Nhà văn hóa - khu thể thao thôn 50 triệu đồng/thiết chế.

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa - khu thể thao thôn. Mức hỗ trợ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó hỗ trợ: Thư viện, tủ sách tại Trung tâm văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình huyện 100 triệu đồng/tủ sách; Thư viện, tủ sách xã 50 triệu đồng/tủ sách; Tủ sách thôn, bản 30 triệu đồng/tủ sách.

Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn. Hỗ trợ Trung tâm văn hóa - thể thao xã kinh phí tổ chức giải thể thao xã 50 triệu đồng/năm; hỗ trợ Nhà văn hóa - khu thể thao thôn kinh phí tổ chức giải thể thao thôn 30 triệu đồng/năm.

Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Hỗ trợ Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt 20 triệu đồng để tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,352
  • Hôm nay430,581
  • Tháng hiện tại11,750,908
  • Tổng lượt truy cập457,146,030
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây