Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Thứ hai - 30/10/2023 15:52
(CTTĐTBP) - Đến năm 2030 hoàn thành việc triển khai Trung tâm Dữ liệu quốc gia là nơi lưu trữ dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, kết nối liên thông dữ liệu với các CSDL chuyên ngành, các hệ thống thông tin trong nước và tổ chức Chính phủ các nước để phục vụ các hoạt động trên môi trường số, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Đó là một trong những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 về phê duyệt Đề án Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Theo Đề án này, Trung tâm Dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các CSDL quốc gia. Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đồng thời, cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống CSDL quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Trung tâm Dữ liệu quốc gia có vai trò tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối tất cả các dữ liệu tổng hợp từ các CSDL quốc gia, dữ liệu liên quan đến con người (bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người có liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam) theo quy định của pháp luật để tạo dựng kho dữ liệu về con người. Dữ liệu liên quan đến con người bao gồm các thông tin đã được số hóa có nội dung gắn với con người gồm: dữ liệu dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, cán bộ, công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch, hoạt động tài chính và các hoạt động khác từ các CSDL quốc gia, CSDL của các bộ, ngành, địa phương và các CSDL khác.

Sử dụng các dữ liệu đã được thu thập, đồng bộ để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện sự phục vụ của cơ quan nhà nước cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành phân tích chuyên sâu nhằm hỗ trợ Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước; đưa ra các chính sách an sinh liên quan đến bảo hiểm, y tế, giáo dục,... góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ cho xã hội. Phân tích chuyên sâu các dữ liệu bảo đảm việc hỗ trợ công tác xây dựng các cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên nền các dữ liệu số được khai thác từ các kho dữ liệu dùng chung và kho dữ liệu mở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tập trung các công nghệ, giải pháp hiện đại, đồng bộ, bảo đảm an ninh an toàn để cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khi có nhu cầu. Trao đổi, kết nối quốc tế nhằm chia sẻ thông tin, nghiên cứu xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển đất nước và đặt nền tảng nghiên cứu, hỗ trợ khai thác, phát triển nền khoa học công nghệ quốc gia./.

Tác giả: Thanh Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,828
  • Hôm nay531,688
  • Tháng hiện tại17,482,992
  • Tổng lượt truy cập477,375,679
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây