Bộ trưởng GTVT ra chỉ thị chấn chỉnh công tác đào tạo, cấp đổi giấy phép lái xe

Thứ ba - 09/05/2023 11:08
(CTTĐTBP) - Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX); rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng cấp GPLX cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe.
 
anh duoc tao boi phanthuytrangbaochinhphu luc 4676520933443 16835477734541166038642
Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại các Sở GTVT, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi GPLX. 

Chỉ thị của Bộ GTVT nêu: Trong những năm gần đây công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe đã được, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ GTVT, Đảng ủy Bộ GTVT quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. 

Bộ GTVT đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định; xây dựng, ban hành các thông tư, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo tăng cường chất lượng, nghiêm minh thực thi đối với công tác này. 

Cơ quan quản lý trực tiếp: Cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT, Sở GTVT - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở GTVT) đã tích cực hướng dẫn cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe, gắn thiết bị DAT để quản lý đào tạo lái xe; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong công tác cấp đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Công tác sát hạch có nơi chưa thực hiện nghiêm

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe tại một số Sở GTVT vẫn còn tồn tại những hạn chế như: còn có hiện tượng đào tạo vượt lưu lượng; việc công khai cơ sở đào tạo trên Trang thông tin điện tử của Sở còn chưa cập nhật kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát tập huấn cho giáo viên dạy thực hành lái xe còn có nơi chưa thực hiện; 

Một số địa phương thực hiện công tác tiếp nhận báo cáo 1, báo cáo 2 chưa đảm bảo thời gian theo quy định; việc khai thác dữ liệu DAT để quản lý công tác đào tạo, dữ liệu của học viên để xác định hoàn thành chương trình đào tạo trước khi sát hạch còn hạn chế; chưa kiểm tra, giám sát khoá học, kỳ thi cấp chứng chỉ hoặc thực hiện còn hình thức; xét duyệt thí sinh dự sát hạch chưa đủ điều kiện dữ liệu DAT; 

Công tác tổ chức sát hạch còn có nơi thực hiện chưa nghiêm; công tác thanh, kiểm tra hoạt động đào tạo, sát hạch còn chưa được quan tâm, thực hiện; việc bố trí công chức, nhân sự cho phòng chuyên môn làm công tác quản lý đào tạo, sát hạch vừa thiếu, vừa yếu, cá biệt có một số Sở chỉ có 3 đến 5 người vừa thực hiện công tác này, vừa thực hiện công tác quản lý vận tải (đường thủy, đường bộ), ...

Để chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao hơn nữa về chất lượng của công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho đơn vị kinh doanh vận tải, nhu cầu của xã hội và người dân trong thời gian tới.

Chấm dứt việc cấp GPLX cho người nghiện ma túy

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ GTVT, Giám đốc Sở GTVT khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp gồm:

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe cơ giới đường bộ để kịp thời phát hiện những nội dung không còn phù hợp đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng cấp Giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe; đề xuất giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023;

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Trong đó, Bộ GTVT yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. 

Người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. 

"Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái", Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị.

Cục Đường bộ Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp GPLX

Về phía Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng yêu cầu chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại các Sở GTVT, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe theo quy định để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại;

Thường xuyên rà soát, tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; trước mắt thực hiện rà soát tổng thể, toàn diện Nghị định số 138/2018/NĐ- CP và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT để đề xuất sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo khả thi khi thực hiện; đồng thời nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý lái xe sau đào tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023;

Rà soát, tổng hợp toàn bộ dữ liệu quản lý thời gian thực hành lái xe và quãng đường trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam, thường xuyên chuyển kết quả tới các Sở GTVT để phối hợp quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định;

Rà soát, nghiên cứu nâng cấp hệ thống DAT của Cục để quản lý, giám sát quá trình thực hành lái xe ô tô nhằm tạo công cụ hỗ trợ cho các Sở GTVT khi xét duyệt danh sách thí sinh dự sát hạch lái xe đảm bảo điều kiện theo quy định; tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ đối với các Sở GTVT về phương pháp theo dõi, kiểm tra, khai thác và sử dụng, quản lý dữ liệu DAT trên hệ thống DAT của Cục để phục vụ công tác quản lý;

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe; chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng của ngành Công an, y tế và Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý, giám sát, công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023.

Địa phương tăng cường phòng, chống tiêu cực trong cấp GPLX

Bộ GTVT đề nghị các Sở GTVT tham mưu, báo cáo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng, UBND cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố) trên địa bàn địa phương triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe;

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở GTVT chỉ đạo cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng cấp Giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe.

Sở Nội vụ và Sở GTVT rà soát, ưu tiên bố trí tăng cường công chức, nhân sự tại phòng chuyên môn làm nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch lái xe đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay tránh tình trạng một số Sở bố trí quá mỏng cho công tác này;

Đồng thời, thực hiện nghiêm công tác thanh tra, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại cơ quan mình và trên địa bàn địa phương. Kịp thời thực hiện hoặc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xác minh văn bằng, chứng chỉ lại toàn bộ đội ngũ giáo viên dạy lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe; tổ chức thực hiện hoàn thành trong quý III năm 2023;

Tăng cường giám sát đột xuất các kỳ sát hạch, đặc biệt chú trọng giám sát kỳ sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe trên đường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm khi sát hạch cấp giấy phép lái xe;

Thực hiện và phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam, các cơ sở đào đạo, trung tâm sát hạch trong việc tổ chức, quản lý, khai thác dữ liệu đào tạo lái xe của học viên, đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác khi sát hạch, cấp giấy phép lái xe;

Chỉ đạo hội đồng sát hạch, tổ sát hạch, cơ sở đào tạo lái xe, Trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra, rà soát, có kế hoạch, biện pháp cụ thể để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại cơ quan, đơn vị, cơ sở mình;

Thường xuyên rà soát, tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Vụ KHCN&MT (Bộ GTVT) có nhiệm vụ chủ trì, đôn đốc, kiểm tra việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe.

Thanh tra Bộ chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra GTVT thuộc Cục Đường bộ Việt Nam; thuộc Sở GTVT tăng cường thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo quy định.

Vụ Vận tải chủ trì, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; Chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình để kịp thời tham mưu Bộ trưởng Bộ GTVT tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ./.

 

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,206
  • Hôm nay315,195
  • Tháng hiện tại9,761,935
  • Tổng lượt truy cập493,625,373
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây