Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Thứ năm - 29/08/2024 16:04
(CTTĐTBP) – Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây qua đường hô hấp. Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh, đặc biệt tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% thì mới cắt được sự lây truyền bệnh.
z5778657806466e2c63a335a9c0d6dfc80960eb862002c 1724919141069625659729
Tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi - Ảnh: VGP/HM
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng cao tại một số địa phương. Mới đây, ngày 27/8, Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B trên quy mô toàn thành phố.

Để chủ động phòng, chống và nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh sởi, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã ban hành và phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn và kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Vaccine được đảm bảo đủ số lượng từ nguồn địa phương chủ động mua sắm khi công bố dịch và nguồn ngân sách Trung ương hàng năm, nguồn viện trợ (do Chính phủ Australia hỗ trợ).

Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương, bộ, ngành để tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
 
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.

Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.

Hiện nay, vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi. Bệnh sởi chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95%.

Để phòng bệnh sởi, các chuyên gia lưu ý người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng, sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người.

Đối với trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời; không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,072
  • Hôm nay131,293
  • Tháng hiện tại10,103,841
  • Tổng lượt truy cập425,213,717
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây